Người nhập cư là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển và thành công của các nền kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua đã tác động to lớn cho ngành di trú và làm ảnh hưởng việc đi lại của người dân trên toàn thế giới.
Vào năm 2020, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch và mối đe dọa của virus trở nên rõ ràng với những mất mát về con người thì gần như mọi quốc gia trên thế giới đều áp đặt các hạn chế đi lại/ đóng cửa biên giới. Các nền kinh tế toàn cầu lớn nhất thế giới như Mỹ – Canada, Châu Âu…v/v đã đóng cửa biên giới quốc tế của họ. Một số quốc gia khác cũng thực hiện việc đóng cửa biên giới gần chín tháng trong năm 2020.
Bước sang năm 2021, việc kiểm soát dịch Covid-19 có nhiều khởi sắc nhưng cùng với sự xuất hiện của biến chủng COVID-19 mới, các lệnh hạn chế đi lại trên toàn cầu vẫn là điểm nóng. Nhiều quốc gia như: Thụy Điển, Ireland, Ấn Độ … đã ngừng xử lý thị thực tại một số thời điểm khi đại dịch bùng phát mạnh. Người nhập cư các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc đều phải đáp ứng với các yêu cầu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập cảnh.
Dù là tình hình dịch Covid-19 vẫn có thể là một trở ngại trong cảm nhận của nhiều người. Tuy nhiên, bất chấp những trở ngại này, năm 2021, chúng ta đã chứng kiến những cải tiến lớn dành cho quy trình nhập cư trên toàn cầu.
Ngày càng nhiều các quốc gia tiếp cận với vắc xin và thực hiện tiêm phủ rộng khắp cho người dân. Các quốc gia phát triển cũng đã dỡ bỏ dần các hạn chế nhập cảnh và đồng thời việc cấp giấy chứng nhận/ hộ chiếu tiêm chủng được thực hiện.
Vì thế, sau thời gian dài chịu nhiều hạn chế vì dịch bệnh, người nhập cư, khách du lịch, người dân các quốc gia …v/v một lần nữa có thể di chuyển và đi lại tự do hơn.
Các nền kinh tế lớn mở cửa lại biên giới
Đầu năm 2021, nhờ triển khai các chương trình tiêm chủng quy mô quốc gia, nhiều quốc gia vốn thực hiện các lệnh giới hạn biên giới (đã có từ khi bắt đầu đại dịch năm 2020) cũng đã bắt đầu dần mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế.
- Vào tháng 6/2021, hoạt động du lịch giữa tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã mở cửa trở lại cho những khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ có thể xuất trình Chứng chỉ COVID kỹ thuật số của EU. Chứng chỉ COVID kỹ thuật số EU cho phép công dân EU đi lại và nhập cư trong EU dễ dàng hơn. Ngay cả các quốc gia có một số kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất cũng đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại.
- Từ ngày 7 tháng 9 năm 2021, chính phủ Canada cho phép những khách du lịch quốc tế đã được tiêm chủng đầy đủ có thể nhập cảnh biên giới.
- Vào tháng 10/2021, chính phủ Úc đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại đất nước cho du khách quốc tế sau thời gian dài khóa chặt kể từ đại dịch năm 2020 .
- Cũng trong tháng 10/2021, chính phủ Singapore công bố một giấy phép gọi là Vaccinated Travel Lane (VTL) cho phép du khách tiêm chủng đầy đủ từ quốc gia đã chọn để đi đến đất nước với ít hạn chế hơn, bao gồm cả thời gian cách ly sau khi nhập cảnh được giảm thiểu.
- Mỹ mở cửa lại biên giới trên bộ bước đầu từ ngày 08/11/2021.
Việc các quốc gia kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục mở lại biên giới, sẽ giúp cho số lượng người nhập cư và ngành du lịch quốc tế sẽ gia tăng trở lại trong năm 2022, giúp thúc đẩy thông thương góp phần hồi phục kinh tế toàn cầu.
Bước phát triển mới trong lĩnh vực nhập cư
Những tác động của đại dịch và các hạn chế về biên giới có thể nói chính là yếu tố thúc đẩy giúp tạo ra và thực hiện các biện pháp – chính sách nhập cư mới để thích ứng tình hình dịch bệnh (có thể kéo lâu dài) tại một số quốc gia.
Thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia như Canada, Châu Âu …v/v đã phải tìm kiếm giải pháp cho tình trạng dân số già, thiếu hụt lao động bằng cách tuyển dụng người nhập cư.
Khi đại dịch xảy ra, các quốc gia tiến hành và theo đuổi các phương pháp cùng chính sách nhập cư mới để giữ chân người lao động và đồng thời thu hút thêm lao động nước ngoài mới.
Canada trong suốt thời gian áp dụng chính sách hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới vẫn ưu tiên nỗ lực thực hiện mục tiêu tuyển dụng người nhập cư. Chính phủ Canada đã thi hành nhiều biện pháp hỗ trợ để đạt được mục tiêu này như:
- Thành lập Cơ quan quản lý mới về nhập cư Canada (CICC).
- Liên tục tuyển chọn các hồ sơ nhập cư cho các ứng viên đang cư trú tại Canada.
- Thực hiện “số hoá” thông qua các cổng thông tin trực tuyến cho các ứng viên.
- Chính phủ Canada đã thông báo giảm bớt các yêu cầu đối với Thí điểm Nhập cư ở Nông thôn & Miền Bắc (RINP).
- Giới thiệu các chương trình thí điểm nhập cư mới như “Economic Mobility Pathway Pilot”; chương trình “Hard to Fill” mục tiêu tiếp nhận nhiều hơn nữa những người tị nạn có tay nghề cao vào Canada.
Chính nhờ vậy mà chính phủ Canada vẫn duy trì khá ổn định sức nóng thu hút người nhập cư trong suốt năm 2021 này.
Tại EU, các quốc gia khối EU cũng đã nỗ lực hướng tới việc thu hút các nhà đầu tư, các nhân tài nước ngoài.
- Tại Bồ Đào Nha – quốc gia xếp hạng 1 trong danh sách các quốc gia có chương trình Thị Thực Vàng tốt nhất thế giới năm 2021, từ tháng 01/2021, Bồ Đào Nha đã áp dụng thay đổi đạo luật quốc tịch. Thay đổi này cho phép con cái của các bậc cha mẹ đã cư trú ở Bồ Đào Nha ít nhất một năm đủ điều kiện nhập tịch Bồ Đào Nha. Đây chính là một trong các lý do mà chương trình định cư Visa Vàng Bồ Đào Nha thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tham gia thực hiện xuyên suốt năm 2021 này. (Xem chi tiết tại đây).
- Vào tháng 10/2021, Hội đồng Châu Âu đã thông qua một chỉ thị mới nhằm thiết lập các điều kiện nhập cảnh và cư trú cho những công dân ngoài EU có trình độ cao đang tìm cách sinh sống và làm việc tại EU. Theo chỉ thị mới này, Hội đồng EU đã đưa ra các tiêu chí tuyển sinh toàn diện hơn, đơn giản hóa các thủ tục cho những người sử dụng lao động được công nhận, giúp việc đoàn tụ trong nội bộ EU và đoàn tụ gia đình dễ dàng hơn và khuyến khích các nước thành viên EU chú trọng hơn vào các hoạt động quảng cáo và chiến dịch thông tin liên quan đến Thẻ Xanh EU (EU Blue Card) đối với các công dân ngoài EU.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
|
Tại khu vực các nước vùng Caribe, các quốc gia cũng đã tìm kiếm những cách thức mới để khắc phục các ảnh hưởng do dịch Covid trong suốt năm qua.
Một số quốc gia thực hiện chính sách điều chỉnh mức đầu tư nhập tịch do dịch Covid-19 như:
- Chương trình hộ chiếu Antigua & Barbuda giảm mức đầu tư cho các gia đình nhà đầu tư đông người (lựa chọn quỹ đại học); cho phép hồ sơ được bao gồm thêm anh, chị, em trong cùng hồ sơ.
- Chương trình hộ chiếu St Kitts & Nevis cũng chấp thuận hạ mức đầu tư cho các nhà đầu tư (áp dụng chỉ trong năm 2021); đồng thời cũng cho phép hồ sơ được bao gồm thêm anh, chị, em phụ thuộc trong cùng hồ sơ.
- Bên cạnh đó, việc tạo ra thị thực du mục kỹ thuật số và các chương trình làm việc từ xa (Digital Nomad Visa Program) đã trở nên quan trọng đối với sự thành công kinh tế của các nước trong khu vực vùng Caribê này. Thông qua chương trình này, khách du lịch dài hạn có thể làm việc trên khắp Caribê và Quần đảo Thái Bình Dương nếu họ ở tại các cơ sở kinh doanh được chính phủ phê duyệt, được chứng nhận và tuân thủ các hạn chế và yêu cầu liên quan đến COVID-19.
“Số hóa” hệ thống nhập cư quốc gia
Nhiều quốc gia trên toàn cầu đã bắt đầu thực hiện “số hóa” quy trình nhập cư để tạo ra hệ thống nhập cư nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. Rất nhiều nước đã bổ sung các công nghệ và quy trình mới vào hệ thống nhập cư quốc gia của mình. Nhiều ứng dụng công nghệ và quy trình trong số đó đã được thúc đẩy phát triển và áp dụng bởi vì các hạn chế từ dịch COVID-19.
Vào tháng 10/2021, Ireland đã công bố một trang web mới và tiết lộ kế hoạch số hóa các quy trình nhập cư vào năm 2023. Trong năm 2021, quốc gia này cũng đã khởi động chương trình chứng chỉ COVID kỹ thuật số, mở rộng các hình thức trực tuyến và giới thiệu Chữ ký điện tử và mở rộng sang kiểm tra điện tử.
Trong khu vực , EU đã tạo ra Hiệp ước mới về di cư và tị nạn để số hóa hoàn toàn các thủ tục thị thực trong những năm tới. Nhiều quốc gia có khả năng sẽ tiếp tục tự động hóa và số hóa các quy trình nhập cư, tạo ra những con đường hiệu quả hơn và dễ dàng hơn cho các cá nhân để sống và làm việc ở nơi họ muốn.
Chung tay giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo
Vào năm 2021, các cuộc khủng hoảng nhân đạo đã liên tục được giải quyết, với tác động của chúng ngày càng gia tăng vì ảnh hưởng từ đại dịch. Vào cuối năm 2020, Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị Nạn (UNHCR) báo cáo hơn 82,4 triệu người trên toàn thế giới đã phải bị di dời cưỡng bức do khó khăn kinh tế, đàn áp, thảm họa môi trường và tiếp cận không đồng đều với nguồn cung cấp y tế trong suốt đại dịch.
UNHCR đã kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu đã nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp nhận người tị nạn và những người phải di dời.
Các quốc gia , bao gồm Mỹ và Canada một số quốc gia thành viên EU , đã thông qua luật và cam kết hỗ trợ những người chạy trốn khỏi Afghanistan. Nhiều quốc gia ở Đông Á đã tạo ra các chương trình hỗ trợ người tị nạn Rohingya.
Các quốc gia trên toàn cầu cũng đã tham gia vào các hình thức ngoại giao vắc xin mới để giúp tiêm chủng cho một số nhóm dân số dễ bị tổn thương hơn trên thế giới.
Tất cả những sự kiện trên đã có tác động to lớn đến tình hình nhập cư trên toàn thế giới và góp phần định hình các mô hình di cư trong các năm tới đây.
Có thể nói, năm 2021 đã cung cấp đánh gia quan trọng về các mô hình nhập cư trên toàn cầu trong những năm sắp tới. Xu hướng nhập cư hiện đã có những thay đổi lớn trong năm 2021 này.
Cùng với việc ngày càng nhiều quốc gia được tiếp cận với vắc xin ngừa Covid-19; mở cửa lại các biên giới; dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh và số hóa các hệ thống và quy trình nhập cư, tình hình nhập cư toàn cầu chắc chắn đang trải qua một sự thay đổi lớn và hồi phục lại. Đây là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cùng gia đình hiện thực ước mơ định cư tại quốc gia mình mong muốn.
Người nhập cư đã và đang đóng một vai trò quan trọng nền kinh tế các quốc gia. Nói một cách cụ thể là nhu cầu về người nhập cư ngày càng trở nên cấp thiết hơn tại các quốc gia phát triển. Đặc biệt đối với việc nhiều quốc gia ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào lao động nhập cư để chống lại tác động của tình trạng dân số già, tình trạng thiếu kỹ năng và nhu cầu lao động có kỹ năng cao. Đơn cử như:
- Canada đang nỗ lực thực hiện kế hoạch thu hút và tuyển 1,2 triệu người nhập cư trong giai đoạn từ năm 2021 – 2023. Mục tiêu năm 2021 là chào đón 401.000 thường trú nhân Canada mới . Năm 2022, mục tiêu là 411.000 người và năm 2023 là 421.000 người nhập cư. Cơ hội định cư Canada đang rộng mở cho các gia đình Việt Nam quan tâm và ước muốn định cư tại xứ sở lá phong xinh đẹp này.
- Các quốc gia EU như Bồ Đào Nha, Hy Lạp …v/v trao tặng cơ hội trở thành công dân toàn cầu cho cả gia đình nhiều thế hệ thông qua các chương trình Thị thực Vàng (Golden Visa) nhanh chóng và điều kiện thực hiện khá dễ dàng.
- Các chương trình hộ chiếu Khối Thịnh Vượng Anh còn mở ra thêm cánh cửa cư trú tại Mỹ, UK …v/v cho cả gia đình nhà đầu tư như chương trình hộ chiếu Grenada ( cư trú tại Mỹ với visa E2).
Như vậy việc tìm hiểu ngay về chương trình định cư mà quý anh chị quan tâm cùng tư vấn lộ trinh định cư phù hợp nhất cùng chuyên viên di trú hơn 10 năm kinh nghiệm của Kornova sẽ giúp ước muốn định cư của các gia đình nhanh chóng trở thành hiện thực.
Để biết được chương trình định cư phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình, kính mời quý anh chị đặt lịch hẹn tư vấn 1-1 hoặc trực tuyến cùng Kornova.
Liên hệ: Tel: (028)38290430 | Email: vietnam@kornova.com
(Cre: Jessie Butchley – Envoy; Kornova hiệu chỉnh và bổ sung)
Xem thêm
- Nhìn Lại Di Trú Toàn Cầu Trong Năm 2020
- Chương Trình Đầu Tư Định Cư Nào Được Giới Thiệu Rộng Rãi Nhất Hiện Nay?
- Top 5 Cách Định Cư Canada Có Tỷ Lệ Thành Công Cao Nhất Năm 2021
- Visa Vàng Hy Lạp Là Chương Trình Thị Thực Phổ Biến Nhất Châu Âu Năm 2021
- Top 03 Chương Trình Thị Thực Vàng Tốt Nhất Năm 2021
- Chương Trình Quốc Tịch Grenada Liên Tiếp Thiết Lập Các Kỷ Lục Mới Trong Năm 2021
- CEO Kornova Nhận Giải Thưởng “Top 25 Đơn Vị Tư Vấn Di Trú Hàng Đầu” Thế Giới Năm 2021