Đặt hẹn Luật sư
Định cư Mỹ
Định cư Canada
Định cư Châu Âu & Caribê

Cuộc Sống Tại Đảo Síp (Cyprus) – Kỳ 1

Nhận tin tức mới
Cuộc Sống Tại Đảo Síp (Cyprus) – Kỳ 1
03/12/2020
Trong vài năm qua tại Việt Nam đã có rất nhiều gia đình chọn lựa các quốc gia Châu Âu làm nơi đến sinh sống, học tập và làm việc thông qua các chương trình định cư rất hấp dẫn với các tiêu chí chương trình vượt trội khi so sánh với các chương trình định cư truyền thống khác. Trong số các quốc gia được chọn lựa làm điểm đến cư trú thì Cyprus (hay còn được gọi là đảo Síp) là quốc gia được rất nhiều người Việt Nam quan tâm và tìm hiểu về mọi mặt cuộc sống tại đây.

Kornova sẽ mang đến cho quý anh/ chị nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu thông tin và đảo quốc xinh đẹp này bức tranh khái quát sơ lược về cuộc sống người Việt tại đảo Síp và con người ở đảo Síp thông qua loạt bài giới thiệu về đất nước được mệnh danh là ” quốc gia đáng sống nhất Châu Âu” hiện nay.

Đảo Síp ở đâu?

“Đảo Síp ở đâu?” Là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm nhất hiện nay khi lần đầu nghe tên quốc gia đặc biệt này.

Cộng hoà Síp là một đảo quốc thuộc vùng Địa Trung Hải có vị trí trung tâm giữa 3 châu lục: Á, Âu, Phi. Síp còn trên con đường tơ lụa nối liền giữa Châu Á và Châu Âu trước đây, đống thời Síp cũng là quốc gia có vị trí địa lý gần Châu Âu và Châu Á nhất.

Síp là thành viên EU từ năm 2004, có nền kinh tế và xã hội phát triển và ổn định thuộc Liên Minh Châu Âu (EU) vào năm 2004. Đến đầu năm 2008, Síp tham gia khối Eurozone ( khu vực đồng tiền chung Châu Âu).

Síp là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại vùng Địa Trung Hải. Síp cũng là quốc gia có nền kinh tế phát triển tiên tiến, thu nhập bình quân đầu người cao và là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao.

Síp còn trên con đường tơ lụa nối liền giữa Châu Á và Châu Âu trước đây, đống thời Síp cũng là quốc gia có vị trí địa lý gần Châu Âu và Châu Á nhất

Diện tích và dân số Cyprus (Đảo Síp)

Diện tích của đảo Síp sắp xỉ 10.000 Km vuông gấp 5 lần Singapore, một diện tích vừa phải dễ dàng quản lý và tốt cho việc phát triển kinh tế. Dân số là 1,1 triệu dân trong đó có 20% là người nước ngoài, dấn số của Síp tương đương với 1 tỉnh Việt Nam nhưng GDP đầu người ở đây cao rất nhiều nên nền kinh tế cơ sở hạ tầng họ rất phát triển. Ngày xưa đảo Síp là một phần của nước Anh và đến 1960 đảo Síp tách ra trở thành một quốc gia độc lập, người bản địa ở đây là gốc Hy Lạp, họ nói tiếng Hy Lạp là tiếng mẹ đẻ tuy nhiên tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong kinh doanh cũng như các vấn đề liên quan đến luật pháp và các hoạt động hằng ngày, đây là một tin vui mừng cho người Việt khi bắt đầu cuộc sống ở Síp.

Xem thêm: Quy tắc vàng giúp chọn được công ty tư vấn định cư uy tín

Kinh tế và các thành phố lớn của đảo Síp

Đảo Síp có hơn 10 thành phố tiêu biểu trong đó thủ đô Nicosa nằm ở giữa và các thành phố về du lịch như Paphos, thương mại kinh tế như Limassol thì đều nằm ở dọc bờ biển.

Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch và khách sạn. Trước đây, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất tại đây, thu hút 1/3 lực lượng lao động, lượng nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp. Tuy nhiên, những năm gần đây, du lịch và dịch vụ dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến 78% GDP và thu hút hơn 70% lực lượng lao động.

Nền công nghiệp Síp không lớn, chủ yếu là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt, giày dép, may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản…Theo thống kê gần đây, trong năm 2016 & 2017:

  • Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Síp là 19.931 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế là 3,6%,
  • Thu nhập tính theo đầu người là 35,750 USD ( số liệu năm 2016).
  • Tỷ lệ lạm phát là 5,1% (2008).
  • Tỷ lệ thất nghiệp là 3.8% (2008)
  • Nợ nước ngoài 26,12 tỷ USD (31/12/2007).
Bến cảng Arton nổi tiếng tại Síp

Kinh tế tại đảo quốc này khá thịnh vượng và đa dạng hoá trong những năm gần đây. Theo ước tính mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Síp được lựa chọn là cơ sở cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài bởi cơ sở hạ tầng phát triển cao. Chính sách kinh tế của Chính phủ Síp chú trọng tới việc đạt các tiêu chí cho việc gia nhập Liên Minh Châu Âu. Síp có quan hệ kinh tế – thương mại chủ yếu với các nước EU, Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản). Dầu mỏ gần đây đã được phát hiện trên thềm lục địa giữa Síp và Ai Cập gần đây (năm 2017), và những cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa Liban và Ai Cập để đạt tới một thoả thuận khai thác các nguồn tài nguyên này.

Một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn của quốc đảo Síp chính là vận tải. Thành phố lớn thứ hai của Síp – Limassol – có cảng biển lớn với lượng tàu thuyền đi lại tại đây nhiều xếp thứ 2 Châu Âu và thuộc top 10 trên toàn cầu.

Ngành mũi nhọn thứ 2 của đảo Síp là du lịch, hòn đảo xinh đẹp ngày càng trở nên thịnh vượng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp du lịch phát triển trong nhiều năm. Mặc dù dân số Síp chỉ khoảng 1,1 triệu dân nhưng mỗi năm hòn đảo này đón khoảng 4 triệu lượt du khách quốc tế tương đương với việc cứ 1 người dân sẽ tiếp đón 4 khách du lịch. Síp được coi là đảo nghỉ dưỡng thiên đường dành cho người dân các quốc gia Châu Âu và Nga những nơi có thời tiết giá lạnh.

Một bãi biển du lịch ở Larnaca, Síp

Con người và ngôn ngữ tại đảo Síp

Người dân Síp rất hiếu khách, họ rất cởi mở, thân thiện, chân thật. Người Síp là một trong số những cư dân hiếu khách nhất trên trái đất. Hơn nữa, Síp là đất nước an toàn với tỷ lệ tội phạm thấp so với các nước miền Địa Trung Hải như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy và Pháp.

Ngôn ngữ chính của Síp là tiếng Hy Lạp và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhưng tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất. Có 80% dân số nói tiếng Anh. Tiếng Anh có ở khắp các cửa hiệu, biển chỉ dẫn… Các chương trình truyền hình, phát thanh,một số tạp chí đều sử dụng tiếng Anh.

Một xe bán bánh mỳ Hamburrger trên đường phố ở Síp

Đời sống sinh hoạt tại đảo Síp

So với các quốc gia của Liên Minh Châu Âu, Síp có chi phí sinh hoạt tương đối phù hợp cho người Việt Nam. Là quốc đảo nhưng Síp có thể tự cung – tự cấp các nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống như: rau, củ, quả, thịt và cá do nền nông nghiệp rất phát triển tại Síp. Nhờ vậy mà chi phí sinh hoạt ở đảo Síp khá rẻ. Điểm quan trọng là dù giá cả tại Síp khá rẻ nhưng chất lượng lại vô cùng đảm bảo. Tất cả đều được kiểm định theo chuẩn Châu Âu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

GDP bình quân đầu người ở Síp thuộc top đầu các nước khu vực Địa Trung Hải, trên 25.000 USD (năm 2017) nhưng các mặt hàng nhu yếu phẩm dùng hàng ngày ở Síp có xu hướng rẻ hơn ở Anh, Pháp.. Đặc biệt là: trái cây, thịt, bia, thuốc lá, sữa dê, ô liu, phô mai, rau xanh, các loại hạt/ ngũ cốc …

Halloumi: Món ăn Phô mai truyền thống trứ danh từ sữa dê và thịt cừu của đảo Síp

Theo số liệu năm 2018, mức thu nhập trung bình của người lao động tại Síp là 2.222 EUR / tháng. Các gia đình người Việt định cư Cyprus (hay còn gọi đảo Síp) đa số đều nhận xét về chi phí sinh hoạt ở Síp như ăn ở, cước viễn thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đều khá thấp nhưng chất lượng lại vượt ngoài mong đợi.

Chi phí ăn uống cho một bữa ăn tại nhà hàng bình dân khoảng 12 EUR, và 40 EUR cho bữa ăn 3 món được phục vụ cho 2 người tại nhà hàng tầm trung. Bình quân chi phí cho thực phẩm dao động từ 400 – 600 EUR/ tháng cho một gia đình với 05 thành viên.

Như vậy, tình trung bình chi phí sinh hoạt tại Síp so với mức chi phí sinh hoạt tại Việt Nam là cao hơn 53,14%. Riêng giá thuê nhà tại Síp cao hơn 57,32% so với giá thuê nhà tại Việt Nam. Mức chênh lệch này so với vị trí là 1 quốc gia tại Châu Âu thì mức chênh lệch tuyệt đối không quá cao.

Dưới đây là bảng giá một số sản phẩm được cập nhật vào tháng 08/2019:

Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng tại Cộng Hòa Síp:

  • Trứng gà: 2,50 EUR/12 quả.
  • Sữa: 1,35 EUR/lít.
  • Gạo: 1,60 EUR/kg.
  • Bánh mì trắng: 1,40 EUR/ ổ.
  • Thịt gà (ức gà): 7,50 EUR/kg.
  • Thịt bò: 9,07 EUR/kg.
  • Táo: 1,86 EUR/kg.
  • Chuối: 1,35 EUR/kg.
  • Rượu vang: 6 EUR/chai.
  • Bia bản địa : 1,04 EUR/chai 0,5 lít.
  • Bia nhập khẩu : 1,54 EUR/chai 0.33 lít.
  • Thuốc lá (Marlboro): 4,70 EUR/gói.
  • Đồ ăn nhanh ( Hamburger Big Mac) 6 EUR.
  • Nước ngọt Coca-Cola (330ml): 1,45 EUR/ chai 330ml.
  • Cà phê Cappuccino: 3 EUR.
  • Chi phí bữa ăn tại nhà hàng tầm trung ở Síp:  40 EUR/ 3 món cho 2 người.
Mua đồ nông sản tại siêu thị ở Síp

Các dịch vụ tiện ích viễn thông

  • Cước gọi di động: 0,16 EUR/ phút.
  • Cước phí mạng Internet ( ADSL không dây hoặc cáp): 42 EUR/ tháng.
  • Tiện ích cơ bản (ga, điện nước…): 128 EUR.

Các dịch vụ giao thông đi lại tại đảo Síp

Síp không có hệ thống đường sắt, các cách di chuyển phổ biến ở đây là đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Hệ thống giao thông công cộng ở Síp được giới hạn với các dịch vụ xe bus tư nhân (trừ Nicosia có chương trình chia sẻ xe đạp công cộng), taxi, và các dịch vụ taxi liên tỉnh. Giá Xăng/Ga khoảng 1.25 EUR/ lít.

  • Xe bus: Chi phí vận chuyển ở Síp, đặc biệt là phương tiện công cộng như xe buýt rất rẻ chỉ 1,50 EUR/vé di chuyển trong trung tâm thành phố. Có bốn loại xe buýt có thể giúp mọi người di chuyển khắp nơi tại Síp:
    • Xe bus liên thành phố, chạy hàng ngày, liên kết tất cả các thành phố trên các tuyến đường thường xuyên.
    • Xe bus nông thôn, liên kết hầu hết các ngôi làng với thành phố gần nhất, nhưng có số chuyến chạy hạn chế một hay hai lần mỗi ngày, trừ các ngày chủ nhật.
    • Xe bus nội đô, liên kết các khu vực khác nhau trong các thành phố và chạy thường xuyên vào ban ngày.
    • Xe bus sân bay.
  • Xe taxi: Giá cước Taxi khoảng 25 EUR/km, Síp có ba loại dịch vụ taxi hoạt động trên khắp đảo:
    • Dịch vụ liên thành phố/liên tỉnh, 4- 7 hành khách khác nhau có thể chia sẻ chung cùng trong một xe taxi. Dịch vụ này cung cấp kết nối giữa tất cả những thành phố lớn tại Síp, cứ nửa giờ có một chuyến, từ thứ hai đến thứ sáu, bắt đầu từ 6:00 sáng đến 6:00 tối. Vào các thứ bảy và chủ nhật, dịch vụ này hoạt động đến 5:00 chiều.
    • Dịch vụ nông thôn hoạt động tại các khu vực làng mạc. Những xe taxi này không được trang bị công tơ mét taxi và tính tiền dựa theo km/cước phí.
    • Dịch vụ nội đô là dịch vụ hoạt động 24/ 24 tại tất cả các thành phố. Xe taxi có thể gọi trước hay vẫy xe trên đường. Những xe taxi nội đô này bắt buộc phải trang bị công tơ mét taxi và bắt đầu tính phí khi hành khách lên taxi.
Xe bus tại Síp (Cyprus)

Hệ thống giáo dục – Trường học tại Cộng Hòa Síp

Cộng hòa Síp (Cyprus) là một trong 10 quốc gia nhỏ nhất Châu Âu nhưng lại có nền kinh tế thịnh vượng và đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ. Síp có mức học phí, chi phí sinh hoạt thấp và thủ tục đơn giản. Chương trình giáo dục đào tạo tại Síp theo tiêu chuẩn Châu Âu và dạy bằng tiếng Anh; Học sinh được học chuyển tiếp và nhận bằng các trường danh giá tại Anh, Australia, Mỹ, Canada… học phí và chi phí ăn ở … đều rất hợp lý so với mức chung ở Châu Âu

Síp có hệ thống giáo dục tiểu học và trung học phát triển cao với cả hệ thống giáo dụng công và tư nhân. Chất lượng cao của nền giáo dục có được nhờ trình độ trên mức trung bình của các giáo viên & nhờ vào gần 7% GDP được dùng chi cho giáo dục. Điều này giúp cho Síp là một trong ba nước chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục trong khối EU (cùng với Đan Mạch và Thuỵ Điển). Các trường công nói chung được xem có cùng chất lượng như các cơ sở giáo dục tư nhân.

Đa số người Síp theo học trung học tại Hy Lạp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, các trường đại học ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Cần lưu ý rằng hiện tại Síp có tỷ lệ phần trăm công dân ở tuổi lao động có trình độ trung học khá cao ở EU ( tỉ lệ là 30%), tỉ lệ này vượt hơn cả Phần Lan (29.5%). Ngoài ra 47% dân số Síp trong độ tuổi 25–34 có bằng cấp ba, tỉ lệ này thuộc hàng cao nhất tại EU.

Các trường ĐH lớn đều có khu ký túc xá nằm luôn trong khuôn viên của trường, sinh viên có thể ở KTX hoặc thuê phòng ở ngoài gần trường. Chi phí ăn ở, sinh hoạt có thể khác nhau trung bình từ 1000- 3000EUR/ năm.

Trường Đại Học Larcana tại Síp

Một số trường Đại học tiêu biểu tại Síp:

  • Đại học Síp: thành lập năm 1989
  • Đại học Kỹ thuật Síp: bắt đầu năm 2007.
  • Đại học Châu Âu – Síp: thành lập năm 1961 với tên gọi Trường cao đẳng Síp và đổi tên năm 2007.
  • Đại học Nicosia: thành lập năm 1981 trước kia gọi là Intercollege; nó đổi thành tên hiện tại năm 2007. Tổng cộng có 5,000 sinh viên tại các cơ sở ở Nicosia, Limassol và Larnaca.
  • Đại học Frederick.
  • Viện hàn lâm nghệ thuật Síp: thành lập năm 1995.
  • Cao đẳng nghệ thuật Síp: thành lập năm 1969.

Học phí trung bình cho cấp bậc Cao Đẳng & Đại Học Tại Síp

  • Tiếng Anh: 3,000 Euro – 5,000 Euro/ năm.
  • Cao đẳng: 4,000 Euro – 5,000 Euro/ năm.
  • Đại học: 4,500 Euro – 8,000 Euro/1 năm.
  • Thạc sĩ: 7,000 Euro – 13,500 Euro/1 năm.
  • Học phí trên chưa bao gồm phí nghi danh và các chi phí hành chính khác của trường.
  • Sinh hoạt phí: 2,500 Euro – 3,000 Euro /1 năm.

Nếu bạn đang có ý định đến Síp để định cư cho cả gia đình thì nhanh chóng tham khảo chương trình định cư đảo Síp tại đây để được tư vấn nhanh chóng hoàn tất thủ tục, rút ngắn thời gian cho gia đình: Định cư đảo Síp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN ĐỊNH CƯ MIỄN PHÍ & BẢO MẬT THÔNG TIN

     

    Như vậy, dựa vào bảng giá các mặt hàng tiêu dùng, chi phí sinh hoạt, học tập như trên, về cơ bản chúng ta có thể thấy cuộc sống người Việt tại đảo Síp với chi phí sinh hoạt ở Síp không quá đắt đỏ mà rất hợp lý. Đồng thời các dịch vụ nhận được lại có chất lượng vượt trội với tiêu chuẩn Châu Âu.

    Có thể nói, chính nhờ vào khí hậu ôn hoà, môi trường sống an toàn, hệ thống giáo dục chất lượng và những cơ hội đầu tư kinh doanh kinh doanh tiềm năng được hưởng ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài mà hiện nay đảo Síp là một lựa chọn thích hợp để cho các nhà đầu tư Việt Nam chọn lựa làm nơi cư trú ổn định và xây dựng cuộc sống lâu dài cho các nhà đầu tư trên khắp thế giới.

    Xem tiếp: Cuộc Sống Tại Đảo Síp (Cyprus) – Kỳ 2

    (Cre: Kornova – Tư Vấn Định Cư Châu Âu)