Ở nhiều quốc gia, việc nhập quốc tịch được tiến hành sau khi đã là cư dân và cư trú một khoảng thời gian nhất định tại quốc gia đó (thông thường được tính bằng năm).
Tại Canada, thường trú nhân hợp pháp cần phải cư trú liên tục 3 năm trong khoảng thời gian 5 năm liên tục và với Mỹ thì các thường trú nhân hợp pháp ở Mỹ buộc phải cư trú liên tục trong năm năm (hoặc 3 năm nếu kết hôn với một công dân Mỹ) trước khi có thể bắt đầu quy trình nhập quốc tịch Mỹ. Lưu ý là việc rời khỏi nước Mỹ trong khi đơn xin nhập quốc tịch đang được xét duyệt có thể làm cho bạn không đủ điều kiện nhập tịch bao gồm cả việc bạn nhận 1 công việc làm ở nước ngoài. (Xem thêm: Chính Sách Nhập Tịch Mỹ 2020 Và Điều Kiện Định Cư Mỹ)
Như vậy, khoảng thời gian nhiều năm chờ đợi như trên là tương đối dài với một số anh chị có nhu cầu sở hữu quyển hộ chiếu thứ hai. Trong trường hợp này, một sự giải pháp nhanh chóng và được xem là sự lựa chọn tối ưu nhất cho các gia đình đó chính là các chương trình đầu tư nhập tịch (CIP). Với hình thức quyên góp cho chính phủ hoặc mua sở hữu bất động sản, đương đơn và các thành viên gia đình nhiều thế hệ có thể nhận ngay hộ chiếu thứ hai trong vòng vài tháng.
Có nhiều chương trình CIP hiện nay, và trong thời điểm kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 thì một số chương trình CIP sau có chi phí vô cùng hấp dẫn và thích hợp cho các gia đình đầu tư để nắm giữ quyển hộ chiếu thứ hai – thuận lợi cho việc di chuyển – kinh doanh trên phạm vi quốc tế.
Chương trình đầu tư nhập tịch St. Kitts và Nevis
Chương trình CIP của quốc gia hai đảo gồm St. Kitts và Nevis này là chương trình định cư lâu đời nhất, được ra mắt vào năm 1984 và là cơ sở cho tất cả các chương trình định cư khác. Chương trình này cung cấp hai con đường đến hộ chiếu thứ hai, thông qua một khoản đóng góp từ thiện cho chính phủ hoặc mua bất động sản được ủy quyền.
Hiện nay, sau dịch Covid, chương trình đang thực hiện ưu đãi thu hút đầu tư thông qua việc giảm số tiền quyên góp cần thiết theo quy định từ 195.000 đô la Mỹ xuống còn 150.000 đô la Mỹ – áp dụng cho đến cuối năm nay ( ngày 31 tháng 12 năm 2020). Mức tiền quyên góp này cho phép các gia đình có tối đa bốn thành viên được tham gia chương trình CIP và nhận hộ chiếu.
Đối với hình thức đầu tư bất động sản, mức đầu tư tối thiểu vẫn duy trì và không thay đổi là 200.000 đô la Mỹ.
Xem tin chi tiết tại đây.
Hộ chiếu St. Kitts và Nevis cho phép du lịch tới 156 quốc gia miễn thị thực. Quốc gia này cũng đã nhận được sự công nhận quốc tế về khả năng quản lý tuyệt vời trong đại dịch COVIC-19 khi chỉ có 17 trường hợp được xác nhận và không có trường hợp tử vong.
Chương trình đầu tư định cư CIP Antigua và Barbuda
Vào tháng 3 năm 2013, Thượng viện Antigua và Barbuda đã bỏ phiếu để thiết lập chương trình đầu tư nhận quyền Công dân mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở các đảo. Vào tháng Năm năm 2020,chương trình CIP này đã đưa ra một lựa chọn mới để cho nhà đầu tư và gia đình ( đông người) có thể đủ điều kiện nhập quốc tịch thông qua một khoản đóng góp cho Quỹ Đại học Tây Ấn.
Yêu cầu đóng góp cho một gia đình sáu người từ 185,000 USD xuống còn 150,000 USD giúp cho chương trình trở nên hợp lý hơn cho các gia đình lớn có đông thành viên. Xem tin chi tiết tại đây.
Những người có hộ chiếu Antigua và Barbuda được hưởng quyền miễn thị thực vào 151 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh và khu vực Schengen.
Liên hệ đăng ký tư vấn
Tel: (028) 38.290.430 | Email: vietnam@kornova.com | Hoặc BẤM VÀO ĐÂY