Đặt hẹn Luật sư
Định cư Mỹ
Định cư Canada
Định cư Châu Âu & Caribê

Khám Phá Cuộc Sống Tại Hy Lạp – Kỳ 1

Nhận tin tức mới
Khám Phá Cuộc Sống Tại Hy Lạp – Kỳ 1
22/10/2019

Nắm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các quốc gia có chương trình định cư thu hút nhất trên thế giới trong năm 2018 vừa qua đó chính là 1 đất nước có bề dày văn hoá được mệnh danh là đất nước của thần thoại – Hy Lạp. Bên cạnh các yếu tố ưu đãi về mức đầu tư, cơ hội kinh doanh, cũng như cơ hội sở hữu hộ chiếu công dân EU, chi phí sinh hoạt thấp với tiêu chuẩn Châu Âu được đảm bảo, đây chính là lý do khiến chương trình đầu tư nhận thị thực vàng Hy Lạp đã vượt qua chương trình EB-5 của Mỹ và trở thành một trong những chương trình đầu tư định cư hấp dẫn nhất thế giới.

Kornova xin chia sẻ đến quý anh/ chị loạt bài giới thiệu về cuộc sống và con người… ở Hy Lạp nhằm giúp các nhà đầu tư có góc nhìn đa chiều hơn về cuộc sống ở đất nước Hy Lạp xinh đẹp này.

Vị trí địa lý và Khí hậu

Hy Lạp (Greece) trong tiếng Việt có nghĩa là Hy Lạp, tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp. Đây là một quốc gia ở Đông Nam Châu Âu thuộc khối Liên Minh Châu Âu (EU) từ năm 1981. Thủ đô của Hy Lạp là Athens. Dân số Hy Lạp khoảng 10 triệu người.

Hy Lạp có vị trí chiến lược tại Châu Âu. Phía Nam là bán đảo Balkan, phía Bắc tiếp giáp với Albania, Macedonia và Bulgaria, phía Đông Hy Lạp tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và biển E-giê (Aegean), phía Nam giáp biển Địa Trung Hải, phía Đông Nam là Châu Âu, phía Tây giáp biển Ionian. Ngoài phần đất liền, Hy Lạp còn có  khoảng 3000 hòn đảo nằm rải rác từ biển Ionian đến biển E-giê, trong số đó 1200 đảo có người sinh sống. Crete là đảo lớn và đông dân nhất.

Hy Lạp có vị trí chiến lược tại Châu Âu

Đất nước Hy Lạp có địa hình khoảng 80% diện tích là đồi núi cùng các đảo. Núi Olympus cao 2919 m là đỉnh núi cao nhất Hy Lạp. Nơi đây được cho là nơi ở của những vị thần Hy Lạp vào thời cổ đại và ngày nay trở thành một địa điểm leo núi hấp dẫn tại Hy Lạp. Các vùng đồng bằng chiếm diện tích tương đối nhỏ tại đất nước này, tập trung chủ yếu ở các vùng Thessaly, Trung Macedonia và Thrace. Tuy diện tích không lớn nhưng vùng đồng bằng Hy Lạp được thiên nhiên ban tặng lượng phù sa và đất đai màu mỡ và cũng chính là nơi tập trung dân cư đông nhất  Hy Lạp. Các con sông tại Hy Lạp thường ngắn và khá dốc.

Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính:

  • Khí hậu Địa Trung Hải (chủ yếu): chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông ấm áp và mùa hè nóng, khô và có mưa nhiều, thỉnh thoảng cũng có thể có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp.
  • Khí hậu núi cao: Thay đổi theo độ cao, được phân bố chủ yếu tại các vùng núi Tây Bắc, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus.
  • Khí hậu ôn hoà: Diện tích phân bố nhỏ, tập trung tại các vùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độ mát mẻ và lượng  mưa vừa.
Bao quát 1 góc của thủ đô Athens của Hy Lạp với di tích lịch sử nổi tiếng – Đền Parthenon

Thủ đô Athens của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C. phía bắc của thành phố Athens có kiểu khí hậu ôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung Hải.

Kinh tế

Hy Lạp là quốc gia biển với nghề truyền thống là vận tải biển từ thời cổ đại đến nay. Vì thế vận tải biển & đóng tàu là 2 ngành công nghiệp quan trọng nhất của Hy Lạp chiếm 6,5% GDP, sử dụng khoảng 260.000 người (7% lực lượng lao động). Hy Lạp hiện kiểm soát đội tàu buôn lớn nhất thế giới với tổng trọng tải 334.649.089 tấn và sở hữu số lượng 5,226 tàu, chiếm 20% lượng tàu biển trên toàn thế giới. Hy Lạp dẫn đầu thế giới về tổng giá trị tàu biển trị giá hơn 100 tỷ USD. Hy Lạp xếp hạng đầu cho tất cả các loại tàu, trong đó đứng đầu về tàu chở dầu và tàu chở hàng rời.

Ngành kinh tế mũi nhọn thứ 2 của Hy Lạp là du lịch. Hy Lạp là quốc gia rất có kinh nghiệm làm du lịch với lượng khách du lịch vẫn tăng đều hàng năm bất chấp khủng hoảng kinh tế tại Hy Lạp. Năm 2016, khách du lịch nước ngoài tới Hy Lạp là 28 triệu người.

Ngoài ra, Hy Lạp còn có các ngành kinh tế trọng điểm khác gồm: dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, dầu khí, chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc lá…

Một bến cảng vận tải biển ở Hy Lạp

Từ năm 2010, kinh tế Hy Lạp đã bị rơi vào tình trạng rất khó khăn do khủng hoảng nợ công. Hy Lạp đã thực hiện các chính sách thắt chặt triệt để như: giảm chi tiêu công, tăng thuế, tư nhân hóa các công ty nhà nước, nhận các chương trình cứu trợ của EU và các thể chế tài chính-tiền tệ quốc tế như gói tài trợ 11,48 tỷ USD vào tháng 5/2016 cùng những chính sách ngắn hạn và dài hạn khác …

Nhờ vào các chính sách thắt chặt triệt để, siết chặt nợ công, kinh tế Hy Lạp hiện đang được cải thiện với mức tăng trưởng GDP năm 2017 tăng trưởng 1,5%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Hy Lạp trị giá 218,03 tỷ đô la Mỹ năm 2018. Giá trị GDP của Hy Lạp chiếm 0,35% nền kinh tế thế giới ( theo số liệu báo cáo của Trading Economics). Tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp đang liên tục giảm (19,5% vào tháng 5/2018 sơ với mức đỉnh 28% trong năm 2011). Kinh tế Hy Lạp đã tăng trưởng quý thứ 5 liên tiếp trong giai đoạn từ tháng 1 – 3/2018 với mức tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhờ hoạt động xuất khẩu khởi sắc, Ủy Ban Châu Âu dự báo Hy Lạp sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 1,9% trong năm nay. Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo nước này sẽ phục hồi tăng trưởng đạt mức 2% trong năm nay và 2,4% trong năm 2019 và đánh giá Hy Lạp là nước đang phát triển tốt nhất tại khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung Euro.

Hy Lạp đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Hy Lạp với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, đồng thời giao cho nhiều cơ quan phụ trách (Cơ quan phụ trách Đầu tư vào Hy Lạp, Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Athens, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kinh tế và tài chính…). Tính từ 2005 đến hết năm 2015,  đầu tư nước ngoài vào Hy Lạp đạt 38,6 tỷ USD  (phần lớn từ các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Síp..), tập trung vào các ngành: du lịch, năng lượng, hóa chất, viễn thông, ngân hàng.

Văn hoá – Du Lịch & Ẩm thực

Hy lạp nổi tiếng với bề dày lịch sử và nền văn hóa lâu đời được xem là cái nôi nền văn minh của nhân loại. Hy lạp cũng là quốc gia đầu tiên sản sinh ra nền dân chủ trên thế giới, triết học phương Tây , văn học phương Tây, lịch sử, khoa học ,chính trị, toán học và cả thế vận hội Olympic.

Do bề dày văn hoá lịch sử của mình mà Hy Lạp luôn là cái tên trong danh sách Top 20 điểm đến đầu tiên trên thế giới của các khách du lịch và là TOP 10 điểm đến du lịch hàng đầu của các khách Châu Âu. Hy Lạp được tạo thành từ một lục địa miền núi, sở hữu hàng trăm hòn đảo mang vẻ đẹp rất riêng và đậm chất thần tiên. Cùng với rất nhiều di tích cổ độc đáo mang tính lịch sử, những ngôi làng với phong cảnh tuyệt đẹp, những bãi biển đầy nắng bên cạnh những món ăn địa phương cực ngon hòa quyện trong không khí thân thiện là những hoạt động về đêm náo nhiệt với các lễ hội văn hóa đặc sắc là những yếu tố thu hút hàng chục triệu du khách đến Hy Lạp mỗi năm.

Con số khách du lịch đến Hy Lạp tăng cao mỗi năm và là niềm ao ước của rất nhiều quốc gia khai thác nền kinh tế du lịch. Đã có hơn 24 triệu du khách trong năm 2016, hơn 27 triệu du khách trong năm 2017 và 30 triệu du khách trong 2018, những con số này khiến Hy Lạp trở thành một trong những quốc gia thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Châu Âu và trên thế giới.

Di tích đền thờ Parthenon nổi tiếng của Hy Lạp
Santorini – Địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới của Hy Lạp

Ẩm thực tại đất nước này cũng đa dạng và phong phú, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng  từ nhiều dòng ẩm thực khác nhau như Pháp, Ý và Trung Đông. Dầu oliu là hương liệu phổ biến và không thể thiếu trong hầu hết các món ăn tại đây. Lương thực chủ yếu là bánh mỳ và lúa mạch. Các loại rau xanh là cà chua, khoai tây, đậu xanh, ớt xanh và hành. Các loại thịt như:  bò, thịt cừu, cá là các món thịt phổ biến và yêu thích tại đất nước này.

Moussaka (cà tím nướng phô mai) – món ăn truyền thống của Hy Lạp 
Dầu ô liu (olive) hương liệu không thể thiếu tại Hy Lạp

Hệ thống giao thông vận tải tại Hy Lạp

Hy Lạp có bốn sân bay quốc tế chính, lớn nhất là Sân bay Quốc tế Eleftherios Veniselos, nằm cách Athens 33km về phía đông bắc. Ba sân bay quốc tế còn lại nằm bên ngoài là: Thessaloniki, Corfu và Rhodes. Các chuyến bay nội địa tại Hy Lạp được điều hành bởi một số hãng hàng không, lớn nhất trong số đó là Aegean Airlines và Olympic Air.

Ngoài mạng lưới đường sắt, Hy Lạp còn có các tuyến xe buýt đường dài kết nối hầu hết các thành phố lớn. Đồng thời, Hy Lạp còn có hệ thống phà vận chuyển liên tục thường xuyên kết nối Hy Lạp với Ý & Thổ Nhĩ Kỳ và hệ thống phà trong nước kết nối di chuyển giữa các đảo tại Hy Lạp. Các cảng chính ở Attica trên đất liền là Piraeus (thủ đô Athens) và Rafina.

Sân bay quốc tế Athens
Một bến phà tại Hy Lạp

Cuộc sống tại Hy Lạp như thế nào?

Hy Lạp là thành viên của Liên Minh Châu Âu và có đời sống và chất lượng cuộc sống tại đây đạt tiêu chuẩn- chất lượng của Châu Âu, vì thế có rất nhiều người đoán rằng vật giá và chi phí sinh hoạt ở Hy Lạp sẽ rất đắt đỏ. Trên thực tế, vật giá Hy Lạp lại khá rẻ và thuộc top các quốc gia có vật giá kinh tế nhất trong khối các quốc gia thuộc Châu Âu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Người dân Hy Lạp đang uống cà phê trong 1 quán cà phê địa phương

Tại đất nước xinh đẹp này, các cửa hàng thường mở cửa từ 9:00 – 15:00 vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy;  từ 10:00 – 14:00 & từ 17:00 – 20:30 vào các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Sáu. Vào mùa đông, các siêu thị lớn hơn mở cửa từ 8:00 – 20:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu & từ 8:00 đến 18:00 vào các ngày thứ Bảy. Vào mùa hè, họ đóng cửa muộn hơn 1 giờ vào buổi tối.

Những giờ mở cửa này có vẻ khác thông thường và khá bất tiện cho người nước ngoài sống ở Hy Lạp trước đây, nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi. Chính phủ Hy Lạp đã thông qua luật vào giữa năm 2014 để thay đổi giờ hoạt động, cho phép các cửa hàng mở cửa thêm vào các ngày Chủ Nhật tại 10 khu vực du lịch. Vì thế hiện nay, chúng ta có thể thấy các cửa hàng mở cửa vào ngày chủ nhật trong khu du lịch theo quy định trên.

Bên trong 1 bưu điện tại Hy Lạp

Bưu điện thường mở cửa từ 7:30 – 14:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu. Một số bưu điện ở các thành phố lớn hơn có giờ làm việc lâu hơn. Bưu điện trên Quảng trường Syntagma ở trung tâm Athens. Ví dụ, mở cửa từ 7:30 – 20:00 vào thứ Hai đến thứ Sáu, từ 7:30 đến – 14:00 vào thứ Bảy và từ 9:00 – 13:30 vào Chủ Nhật . Tại Thessaloniki, một số bưu điện mở cửa lúc 14:00, nhưng chỉ có Bưu điện Trung tâm mở cửa vào các ngày thứ Bảy, từ 7:30 – 14.00 và Chủ nhật, từ 9:00 – 13:30.

Chi phí sinh hoạt tại Hy Lạp

Chi phí vận chuyển ở Hy Lạp đối với phương tiện cá nhân cao hơn so với  phương tiện giao thông công cộng như hệ thống xe buýt hoặc tàu điện ngầm do việc mua bảo hiểm là bắt buộc đối với những ai có ý định sử dụng phương tiện cá nhân.

Chi phí cho thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết ở Hy Lạp khá rẻ so với các nước Châu Âu. Mặc dù các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã dẫn đến tỷ lệ thuế VAT tại Hy Lạp cao ở EU tuy nhiên, thuế suất thuế GTGT đối với thực phẩm lại thấp hơn so với các hàng hóa khác. Rất nhiều nông sản được canh tác hoặc chăn nuôi tại địa phương, vì vậy chi phí cho thực phẩm nhìn chung là rất rẻ tại Hy Lạp vì thế chi phí sinh hoạt cũng chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong toàn bộ chi phí.

Chợ hải sản tại Hy Lạp
Chợ trái cây tại Hy Lạp

Bảng giá chi phí sinh hoạt 1 số mặt hàng tại Hy Lạp

DANH MỤC GIÁ (EURO)
Các nhà hàng  
Bữa ăn cho 1 người tại các nhà hàng bình dân 10.00
Bữa ăn cho 2 người tại nhà hàng tầm trung, 3 món 30.00
Bữa ăn tại McDonalds( hoặc combo tương đương) 6.00
Bia quốc nội (0.5L) 3.50
Bia ngoại (0.33L) 4.00
Cà phê Cappuccino (thường) 2.92
Coke/ Pepsi ( chai 0.33L) 1.46
Nước ( chai 0.33L) 0.50
Giá các loại thực phẩm tại chợ  
Sữa (1L) 1.15
Bánh mì trắng tươi (500g) 0.85
Gạo trắng (1kg) 1.70
Trứng (12) 2.91
Phô mai địa phương (1kg) 8.07
Ức gà ( không xương, không da) (1kg) 6.49
Thịt bò ( hoặc thịt đỏ chân sau tương đương) (1kg) 8.89
Táo (1kg) 1.35
Nho (1kg) 1,5
Dưa hấu 1,0
Chuối (1kg) 1.47
Cam (1kg) 0.99
Cà chua (1kg) 1.30
Khoai tây (1kg) 0.76
Hành (1kg) 0.74
Rau xà lách (1 bắp) 0.65
Nước ( chai 1.5L) 0.81
Rượu ( loại trung) 6.00
Bia nội ( chai 0.5L) 1.32
Bia ngoại (chai 0.33L) 1.58
Thuốc lá 1 hộp ( Marlboro) 4.50
Dịch vụ vận chuyển/ Phương tiện đi lại
Vé 1 chiều ( phương tiện công cộng) 1.40
Vé tháng ( giá định kỳ) 30.00
Cước taxi khi mới lên xe ( thuế thông thường) 3.40
Cước taxi 1km tiếp theo ( thuế thông thường) 0.79
Cước taxi đợi theo yêu cầu ( 1 giờ – thuế thông thường) 11.00
Xăng ( 1Lít) 1.55
Xe ôtô ( Hiệu Volkswagen Goft 1.4 90KW Trendline – hoặc xe mới tương tự) 18.000.00
Xe ôtô ( Hiệu Toyota Corolla 1.6 97KW Comfort – hoặc xe mới tương tự) 18.661.61
Dịch vụ Thể thao & giải trí
Câu lạc bộ thể dục, phí 1 tháng cho người lớn 31.22
Thuê sân tennis ( 1h vào cuối tuần) 15.28
Vé xem phim 1 người 8.00
Dich vụ chăm sóc trẻ em
Trường mầm non ( hoặc mẫu giáo), học cả ngày, 1 bé 1 tháng 337.14
Trường tiểu học quốc tế, 1 bé 1 năm 6.751.70
Sản phẩm may mặc, giày dép
Quần Jeans ( Levis 501 hoặc tương tự) 73.89
Váy  ( hiệu Zara, H&M..) 29.92

(còn tiếp)

(Kornova – Tư Vấn Định Cư Châu Âu)