Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) Hy Lạp đã bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế và là “một trong số những nước phát triển tốt nhất trong khu vực đồng tiền chung Euro”.
Đây chính là thông báo mới nhất về nền kinh tế Hy Lạp từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Một quan chức cấp cao khác của IMF cũng cho biết thêm là có rất nhiều sự phát triển tích cực được nêu ra. Nhưng đồng thời IMF cũng nhận định rằng: nền kinh tế ở khu vực vẫn dễ bị tổn thương cũng như Hy Lạp vẫn tiếp tục cần có những cải cách hơn nữa để giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn đang ở mức cao..
Hy Lạp là nơi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đồng Euro bắt đầu mạnh mẽ vào năm 2009, và cũng là nơi mà nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hy Lạp đã phải nhận rất nhiều các khoản vay cứu trợ, trong đó có một số khoản vay từ IMF và phần lớn khoản vay cứu trợ đến từ khu vực đồng tiền chung Euro với tổng số hơn một phần tư nghìn tỷ Euro.
Còn tồn tại sự chưa ổn định trong biểu đồ tăng trưởng quốc gia
Những khoản vay cứu trợ cho Hy Lạp đi kèm với các điều kiện, vì vậy Hy Lạp đã phải hành động để giảm thiểu nhu cầu vay của chính phủ, và thực hiện các cải cách nền kinh tế để hỗ trợ sự tăng trưởng – hồi phục kinh tế. Hy Lạp thực hiện những thay đổi về quy định lao động, cạnh tranh nhiều hơn trong kinh doanh và tư nhân hóa giữa nhiều yếu tố khác.
Cả hai yếu tố cải cách trên đã gặp phải sự kháng cự ở Hy Lạp vì vậy đã dẫn đến khủng hoảng chính trị trong năm 2009.
Tuy nhiện hiện nay, cả IMF và Liên Minh Châu Âu đều đánh giá Hy Lạp đã đạt được tiến bộ.
Nền kinh tế Hy Lạp tăng trưởng trở lại từ năm 2013, dù còn chưa ổn định.
Năm 2018 vừa qua, lần đầu tiên Hy Lạp đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức hơn 2% trong hơn một thập kỷ.
Năm 2019, IMF dự báo nền kinh tế Hy Lạp sẽ tăng trưởng tốt hơn. Ông Peter Dohlman – trưởng phái đoàn của IMF tại Hy Lạp – nhận định Với thành tích đạt được trong năm 2018 đã đủ để đưa Hy Lạp vào danh sách các quốc gia “tăng trưởng ở khu vực đồng tiền chung Euro“.
Hệ thống ngân hàng tại Hy Lạp
IMF cho biết hệ thống ngân hàng đã đạt được sự tiến bộ, đã có thay đổi đáng chú ý trong hiệu suất, mặc dù so sánh chung phần nào phản ánh có sự chậm lại do ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu đối với toàn khu vực Eurozone ( khu vực đồng tiền chung Euro) trong năm vừa qua.
Vấn đề quan trọng là việc đánh giá này dựa trên mức độ thiệt hại mà nền kinh tế Hy Lạp đã phải chịu trong giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế Hy Lạp đã giảm sút hơn khoảng 24% so với giai đoạn trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra.
Tỉ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể, bao gồm cả tỉ lệ thất nghiệp của những người trẻ tuổi. Tuy vậy nhìn chung tỷ lệ vẫn còn khá cao: 18,5% cho độ tuổi người trưởng thành và tỉ lệ gần 40% cho giới trẻ.
IMF cho biết công việc cải cách của Hy Lạp không được dừng lại vì nền kinh tế vẫn còn dễ bị tổn thương. Một mối quan tâm đặc biệt khác là các ngân hàng vẫn đang có mức cho vay cao, các khoản thanh toán không được cập nhật đầy đủ.
Ông Dohlman mô tả các ngân hàng là “yếu kém” trong vấn đề này. Và thực tế phản ánh là tín dụng khu vực tư nhân tiếp tục bị giảm. Ông cũng nói rằng cần có nhiều công việc được tạo ra hơn để cải cách thị trường lao động và để người sử dụng lao động có thể phản ứng nhanh chóng hơn với các điều kiện thay đổi.
Cải cách cạnh tranh cũng còn chậm, ông nói.
Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính của khối đồng tiền chung Euro trong tuần này cũng đã nhất trí đưa ra quan điểm là Hy Lạp cần phải làm nhiều hơn nữa. Các bộ trưởng đã thảo luận về việc có nên tiếp tục thực hiện một số biện pháp giảm nợ đã được thống nhất về nguyên tắc hay không nhưng còn phụ thuộc việc chính phủ Hy Lạp có hoàn thành những cải cách đã được thống nhất chưa.
Hội đồng nhất trí quyết định chờ đợi cho đến khi Hy Lạp đạt được nhiều tiến bộ hơn, mặc dù vậy Ủy viên Châu Âu – Pierre Moscovici – đã bày tỏ sự tin tưởng rằng các biện pháp xóa/ giảm nợ trị giá gần một tỷ Euro, có thể sẽ được hội đồng quyết định trong cuộc họp tiếp theo được diễn ra vào tháng 04/2019.
(Cre: BBC)
Liên hệ tư vấn chương trình định cư Hy Lạp: Tel: 028 38 290 430 | Email: vietnam@kornova.com