Chọn Mục Tin: Tin tức
Giới Thiệu Tổng Quan Về Caribê
Nhận tin tức mới
1. TỔNG QUAN VÙNG CARIBÊ
Vùng biển Caribê (Caribbean) dùng để chỉ khu vực địa lý ở Châu Mỹ gồm: biển Caribê, các hòn đảo của nó (bao gồm các nước được bao quanh bởi biển Caribê và một số nước giáp với nó) và các bờ biển xung quanh.
Vùng biển Caribê nằm ở phía Đông Nam vịnh Mexico và lục địa Bắc Mỹ. Phía Đông của Trung Mỹ. Phía Bắc của Nam Mỹ. Có khoảng 7000 hòn đảo kết hợp tạo thành vùng biển Caribê. Các hòn đảo ở khu vực này được cấu tạo từ núi lửa hoặc từ các rạn san hô bồi lên từ đáy biển hàng triệu năm trước.
Khu vực này có lịch sử đa dạng bắt đầu từ khi các nước Châu Âu đến nơi đây để khai phá. Có thể tạm phân chia khu vực là nhóm Bahamas nằm lui về phía Bắc còn nhóm Đại Antilles và Tiểu Antilles trải dài thành chuỗi hình vòng cung nối hai lục địa Bắc và Nam Mỹ bao trọn lấy biển Caribê.
- Tổng diện tích: 2,754,000 km2 (1,063,000 dặm vuông).
- Diện tích đất (các hòn đảo): 239,681 km2 (92,541 dặm vuông).
- Tổng dân số các nước vùng biển Caribê: 43,690,353 người.
- Mật độ dân số: 183 người/km2 (tính đến ngày 22/03/2017).
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, Tiếng Hà Lan
Các nước vùng biển Caribê gồm: 13 quốc gia độc lập và 15 vùng lãnh thổ bao gồm: Cuba, Haiti, Cộng hòa Dominica, Jamaica, Trinidad và Tobago, Bahamas, Barbados, Saint Lucia, St. Vincent & Grenadines, Grenada, Antigua và Barbuda, Dominica, Saint Kitts và Nevis.
Số lãnh thổ còn lại thuộc các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Đăng ký nhận tư vấn định cư Caribê TẠI ĐÂY
2. KINH TẾ
Với địa thế vùng biển và khí hậu nắng ấm, vùng Caribê là địa điểm du lịch được ưa chuộng của các du khách thế giới vì vậy ngành du lịch là ngành kinh tế trọng điểm của khu vực này. Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Caribê (Caribbean Tourism Organization) mỗi năm khu vực Caribê tiếp đón 12 triệu du khách quốc tế đến nghỉ ngơi và vui chơi tại đây, trong đó (thời điểm từ năm 1991–1992) có khoảng 8 triệu du khách đã du lịch theo đường thuỷ đến khu vực này (cruise ship). Thích hợp với mức sống của người Việt muốn đầu tư định cư tại vùng đất này.
Ngoài ra ngành Ngư nghiệp cũng đóng góp hơn nửa triệu tấn cá hằng năm.
Trong lĩnh vực công nghiệp, trước đây, vùng Caribê hầu như mờ nhạt trên bản đồ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, mặc dù có vị trí địa lý gần với Venezuela – một trong những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới – nhưng khu vực này ít được quan tâm. Tuy nhiên từ năm 2015, khi Tập đoàn dầu khí ExxonMobil (Mỹ) phát hiện ra mỏ dầu Liza ở ngoài khơi Guyana vào năm 2015 và mỏ dầu mới ở Payara ngoài khơi Guyana, với tổng trữ lượng phát hiện lên gần 500 triệu thùng, khu vực này đã đột nhiên trở thành một điểm nóng thu hút sự quan tâm của ngành công nghiệp dầu khí thế giới. Hiện nay khu vực Caribê là nguồn sản xuất dầu thô đáng kể với sản lượng 170 triệu thùng / năm.
Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và vùng Caribê (Cepal) ngày 23/8/2018 dự báo nền kinh tế khu vực Mỹ Latin và vùng Caribê sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng 1.5% trong năm 2018, con số tăng vọt 1.8% khi có thêm nhiều dự án đầu tư định cư tại nơi này.
Xem thêm: Quy tắc vàng giúp chọn được công ty tư vấn định cư uy tín
(Kornova – Tư Vấn Định Cư)
Dự Án Khách Sạn 9Orchard Nhận Phê Duyệt Đơn I-526 Với Thời Gian Xét Chỉ 11 Tháng
Nhận tin tức mới
Vào ngày 2/11/2018, dự án khách sạn 9ORCHARD đã nhận được phê duyệt chấp thuận cho bộ đơn I-526 đầu tiên được nộp vào 6 tháng 12 năm 2017. Thời gian xét duyệt bộ đơn I-526 tính từ lúc nộp cho đến khi nhận được phê duyệt là 11 tháng. Đây là 1 kỷ lục so với thời gian xét duyệt trung bình của Cục Di Trú Mỹ hiện nay là từ 20 đến 26.5 tháng.
Dự án khách sạn 9Orchard tại khu trung tâm Manhattan NewYork đã nhận được phê duyệt bộ chứng từ mẫu dự án I-924 vào tháng 9/2018 việc này đã giúp cho các bộ đơn I.526 của dự án nhận được phê duyệt nhanh hơn từ Cục Di Trú Mỹ (USCIS).
Nhận được phê duyệt bộ đơn I-924 từ Cục Di Trú Mỹ (USCIS) nghĩa là:
- Cục Di Trú Mỹ đã xác nhận Bộ hồ sơ mẫu của dự án tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình EB-5, và;
- Theo chính sách của Cục Di Trú Mỹ, các hồ sơ sau của dự án sẽ được ưu tiên xét duyệt theo quyết định này
Dự án khách sạn 9Orchard tự hào với đội ngũ thẩm định dự án độc lập trên các khía cạnh:
- Dự án 9 Orchard có chứng nhận thẩm định dự án độc lập từ các đơn vị chuyên gia trong ngành.
- Thẩm định của tập đoàn đánh giá khách sạn HVS cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của khách sạn sau khi hoàn công với doanh số phòng ổn định ở mức 84%.
- Thẩm định của công ty giám định dự án EB- 5 (công ty EB5 Diligence) cho thấy sự an toàn và các yếu tố cơ bản của dự án theo khuôn khổ chương trình EB-5.
Các khách hàng quan tâm dự án có thể theo dõi trực tuyến tiến độ thi công qua camera công trình để cập dự án tại đây
Nội dung tham khảo:
EU, Eurozone, Schengen & Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Nhận tin tức mới
Khái niệm khối Schengen, các nước EU và Eurozone
Khối EU, Eurozone và khu vực Schengen là 3 khái niệm khá quen thuộc với mọi người. Tuy vậy nhiều người vẫn hay thường có sự nhầm lẫn giữa 3 khái niệm này.
Khối EU, Eurozone và Khối Schengen mặc dù có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng thật ra đây chính là ba khái niệm hoàn toàn khác nhau.
- EU thường được mọi người nhắc đến để nói về khu vực địa lý và lầm tưởng EU là Châu Âu. Tuy nhiên đây là một sự nhầm lẫn vì: không phải tất cả các quốc gia Châu Âu (bao gồm 50 nước) đều thuộc khối EU.
- Eurozone là khái niệm về đồng tiền chung mà các quốc gia thuộc khối EU này sử dụng. Cũng có một hiểu lầm khá phổ biến cũng như nhầm lẫn như ở trên là các quốc gia thuộc EU tức là các quốc gia Châu Âu và các quốc gia này đều dùng chung đồng Euro.
- Schengen là khu vực địa lý bao gồm 26 quốc gia Châu Âu thực hiện bãi bỏ chế độ kiểm tra hộ chiếu và thị thực xuất nhập cảnh giữa các nước thành viên. Khu vực này đóng vai trò không gian chung phục vụ nhu cầu du lịch, trên cơ sở chính sách thị thực đồng nhất
Có những hiểu lầm là khu vực Schengen bao gồm tất cả các nước EU; đều dùng chung đồng Euro. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai vì:
- Không phải tất cả các quốc gia thuộc EU đều là thành viên của Schengen; và
- Không phải tất cả các quốc gia thuộc Schengen đều dùng chung đồng Euro; và đồng thời
- Có những quốc gia thuộc EU nhưng không dùng đồng Euro và cũng không thuộc khu vực Schengen.
Các hiểu lầm phổ biến trên nhìn chung đã thường gây ra một số khó khăn và nhầm lẫn cho nhiều người khi đi đến Châu Âu hoặc tìm hiểu về Châu Âu.
Để giúp mọi người nắm rõ hơn và tránh những nhầm lẫn về 3 khái niệm này, Kornova sẽ tổng hợp chi tiết thông tin cho các anh chị về EU, Eurozon và Khu Vực Schengen.
Kiến thức quý báu: Quốc tịch và thẻ xanh Mỹ được miễn visa đến những nước nào?
Liên Minh Châu Âu (Các nước EU)
Liên Minh Châu Âu (EU) là liên minh kinh tế chính trị gồm 28 nước thành viên ở khu vực địa lý Châu Âu. EU ra đời nhằm xây dựng 1 liên minh các nước hòa bình, ổn định ở lục địa bị chiến tranh tàn phá và chia rẽ qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
Nguồn gốc của ý tưởng thành lập EU xuất phát từ sau Thế Chiến thứ 2, các chính khách Châu Âu là Pháp, Đức, Ý nhận thấy nếu giữa các quốc gia Châu Âu có sự ràng buộc – liên kết với nhau chặt chẽ về lợi ích/ kinh tế thì sẽ giúp các quốc gia không xảy ra xung đột dẫn đến chiến tranh nữa. Vì thế ý tưởng trên đã được hiện thực hoá bằng Hiệp ước Than đá & Thép với Cộng Đồng Than Thép Châu Âu (ECSC) vào năm 1951. Đây chính là tiền thân của Liên Minh Châu Âu (Các nước EU) ngày nay.
Ngoài ra, sau Thế chiến thứ 2, các nước Châu Âu bị mất đi các thuộc địa dẫn nên mất đi vị thế cường quốc của họ trên thế giới. Cho nên nhu cầu cần thiết có sự hỗ trợ kinh tế – an ninh chung cho khu vực; giúp Châu Âu thành 1 khu vực cường quốc thứ 3 sau Liên Xô & Mỹ cũng đã thúc đẩy các nước Châu Âu thực hiện việc mở rộng hiệp ước ECSC trên và thành lập ra Liên Minh Châu Âu.
Vào ngày 7/2/1992, Hiệp ước Maastricht, tên chính thức: Hiệp ước về Liên Minh Châu Âu, (Treaty on European Union – TEU) được chính thức ký kết ở Maastricht – Hà Lan và có hiệu lực từ ngày 01.11.1993. Liên Minh Châu Âu (EU) chính thức được ra đời. Hiệp ước Maastricht ghi rõ, để trở thành thành viên của EU, điều kiện tiên quyết là quốc gia đó phải có vị trí địa lý thuộc Châu Âu. Điều này có nghĩa là Nhật Bản, Úc … hay Việt Nam không bao giờ có thể trở thành thành viên EU do vị trí địa lý khu vực. Hiệp ước Maastricht ra đời dẫn tới việc lập ra đồng Euro (€).
Từ năm 2007, Khối EU được mở rộng hiện nay đã có 28 quốc gia thuộc khu vực địa lý Châu Âu là thành viên của EU bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cộng Hoà Síp, Cộng Hoà Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ai-len, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Anh (tuy nhiên Anh sẽ rời khỏi EU – Brexit – vào năm 2021).
Dù vậy, không phải tất cả 50 quốc gia Châu Âu đều thuộc Liên Minh Châu Âu (EU).
- Các quốc gia thuộc Liên bang Soviet cũ đa số đều chưa là thành viên EU trừ 3 nước: Lithuania, Estonia và Latvia.
- Đa số các quốc gia thuộc Liên Bang Nam Tư cũ đều chưa vào EU trừ Slovenia và mới đây là Croatia.
- Nauy và Thuỵ Sỹ lựa chọn không tham gia EU.
- Thổ Nhĩ Kỳ và Albania đã nộp đơn xin vào EU và đang được xem xét.
Khu vực đồng tiền chung Euro – Eurozone
Khu vực đồng Euro (Eurozone) là từ dùng để chỉ khu vực các quốc gia là thành viên của Liên Minh Châu Âu sử dụng chung đồng tiền Euro (€) làm đơn vị tiền tệ chính thức cho cả khu vực.
Eurozone là ý tưởng vô cùng táo bạo của các chính khách Châu Âu với mục đích thống nhất tiền tệ giữa các quốc gia EU. Một đồng tiền chung sẽ giúp cho thương mại trong nội bộ khối EU trở nên dễ dàng, giảm thiểu lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, duy trì được tỷ giá hối đoái thấp và tạo nên lợi ích cho việc xuất khẩu của các quốc gia EU.
Tuy vậy không phải toàn bộ các quốc gia EU đều tán thành ý tưởng này do điểm bất lợi của việc gia nhập Eurozone là Ngân Hàng Trung Ương (nơi phát hành tiền) của quốc gia thành viên sẽ đó sẽ mất chức năng và trở thành một cơ quan thực thi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đặt tại Đức.
Trước sự không thống nhất này, nhiều quốc gia EU đã lựa chọn việc đứng ngoài (opt out) nghĩa là vẫn duy trì quyền thành viên EU nhưng không trở thành thành viên của Eurozone. Hiện nay khu vực Eurozone bao gồm: các quốc gia EU và các nước không thuộc EU:
- Các nước (quốc gia) EU tham gia Eurozone: Có 19 nước gồm: Áo, Bỉ, Cộng Hoà Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-len, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Slovakia và Slovania.
- Các quốc gia không thuộc EU tham gia Eurozone:
- Một vài quốc gia khác cũng đã tham gia đầu tư định cư vào liên minh tiền tệ với tư cách là thành viên chính thức trong khu vực đồng Euro sử dụng Euro là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là: Monaco, San Marino và Tòa thánh Vatican.
- Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia & vùng lãnh thổ khác cũng đã quyết định chọn Euro làm đồng tiền chuẩn dù không có quyết định của EU và các nước này được coi như những thành viên không chính thức. Ví dụ như: Andorra (phát hành và sử dụng tiền kim loại Euro, cho đến nay vẫn không có sự đồng ý của EU); Kosovo và Montenegro. Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ hoàn toàn hoặc 1 phần tiền tệ riêng của nước họ trước đây và dùng Euro thay vào đó. Các thành viên này tuy sử dụng đồng Euro nhưng không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB).
- Một số nước EU chọn lựa việc đứng ngoài Eurozone (opt out Eurozone) gồm 10 nước: Anh (đồng Pound), Thuỵ Điển (Krona), Đan Mạch (Krone), Bulgaria (Lev), Romania (Leu), Hungary (Forint), Cộng hoà Czech (Koruna), Latvia (Lats), Lithuania (Litas), và Balan (Zloty). Lý do là vì e ngại việc các nước EU không có xuất phát điểm đồng đều về kinh tế nên có thể dẫn đến tình trạng các nước khá hơn sẽ phải lo cho các nước có kinh tế yếu hơn.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2007 -2008, đã có đề xuất cho Hy Lạp ra khỏi Eurozone vì tỉ lệ nợ công bị tăng rất cao, tuy nhiên, Hiệp ước Maastricht đã ghi rõ “Các quốc gia khi đã gia nhập Eurozone thì không thể chọn việc ra khỏi nó”. Do vậy cách duy nhất để Hy Lạp ra khỏi Eurozone đó là phải ra khỏi EU hoặc thuyết phục tất cả các quốc gia còn lại bỏ phiếu sửa Hiệp ước Maastricht cho phép Hy Lạp ra khỏi Eurozone.
Đây là 1 việc vô cùng phức tạp và có những hệ luỵ đan xen do ảnh hưởng kinh tế chồng chéo lên nhau, vì vậy việc đề xuất trên vẫn không có kết quả cuối cùng.
Và trong vài năm trở lại đây, Hy Lạp đã từng bước phục hồi kinh tế, tỉ lệ nợ công sụt giảm, kinh tế du lịch phát triển mạnh mẽ đã giúp cho Hy Lạp đi qua được tâm bão khủng hoảng kinh tế quốc gia và hồi phục dần. Vì vậy mà đề xuất để Hy Lạp ra khỏi Eurozone đã không còn nhiều người nhắc đến và EU hiện đang tiếp tục thực hiện các bước hỗ trợ – tài trợ cho Hy Lạp.
Khu vực tự do đi lại ở Liên Minh Châu Âu – khối Schengen
Có rất nhiều người đầu tư định cư tại nơi này rất hay nhầm lẫn về khu vực Schengen này ví dụ:
- Các quốc gia thuộc EU đều thuộc Schengen ngoại trừ Anh.
- Các quốc gia dùng đồng tiền Euro đều thuộc khối Schengen hoặc
- Các quốc gia thuộc lục địa Châu Âu đều thuộc Schengen.
Đây là những hiểu lầm phổ biến trong đa số chúng ta vì Khối Schengen, Khối EU và Eurozone là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Schengen là hiệp định về việc tạo ra Khu Vực Tự Do Đi Lại giữa 1 số nước Châu Âu thành viên của hiệp ước. Hiệp định Schengen bao gồm 2 thỏa thuận khác nhau đã được phê chuẩn vào năm 1985 và 1990 giúp bãi bỏ việc kiểm soát xuất nhập cảnh các nước thành viên ở biên giới và giúp thực hiện quá cảnh qua Châu Âu dễ dàng hơn rất nhiều.
- Hiệp định Schengen năm 1985 được ký vào ngày 14 tháng 6 năm 1985, ở thị trấn Schengen – Luxembourg. Các chính phủ ký hiệp định đồng ý xóa bỏ việc kiểm tra ở biên giới. Thay vì dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, phương tiện di chuyển qua biên giới sẽ có 1 đĩa thị thực xanh ở kính chắn gió và có thể lái xe qua 1 cách đơn giản. Tuy nhiên vẫn còn lực lượng bảo vệ túc trực ở biên giới để kiểm tra bằng trực quan các phương tiện di chuyển qua biên giới vào nước khác. Hiệp định này thường được gọi là Schengen I.
- Hiệp định Schengen năm 1990, còn được gọi là Schengen II, là 1 bước tiến triển mạnh khi đã đưa ra các điều khoản để loại bỏ hoàn toàn việc kiểm tra ở biên giới.
Khi khối EU được thành lập, hiệp định Schengen trở thành một phần thuộc Hiệp ước Maastricht nghĩa là gia nhập vào EU, các quốc gia sẽ phải đồng ý vào Schengen và không được quyền lựa chọn việc không tham gia (opt-out) trừ 2 trường hợp đặc biệt: Anh và Ireland.
Hiện nay có 26 quốc gia Châu Âu tham gia hiệp định Schengen (hay còn gọi là các nước khối Schengen) bao gồm: Ba Lan, Cộng Hoà Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Thuỵ Sĩ, Ý, Hy Lạp, Liechtenstein. Trong số 26 nước Schengen này, có 22 nước thuộc EU. Trong khu vực này việc kiểm soát hộ chiếu – kiểm soát xuất nhập cảnh ở biên giới chung của các nước trong khu vực được chính thức bãi bỏ. Khu vực Schengen chủ yếu hoạt động như 1 khu vực tài phán duy nhất cho mục đích du lịch quốc tế với 1 chính sách thị thực chung gọi là visa Schengen.
Việc các quốc gia trong cùng 1 khối áp dụng việc đơn giản hoá thủ tục nhập cảnh cho công dân của nhau cũng đã có từ lâu thể hiện qua những hiệp ước song phương, đa phương (ví dụ khối ASEAN), tuy nhiên đơn giản thủ tục và xoá bỏ cả đường biên giới trên thực tế; áp dụng việc cho phép 1 người có visa của một quốc gia thành viên trong khối cấp được tự do đi lại trong khu vực thì Schengen là điều hiếm có.
Tuy nhiên hiện nay khu vực Schengen cũng đang đối phó với vấn đề làn sóng dân nhập cư đổ từ các quốc gia Châu Âu có nền kinh tế yếu hơn như: Bulgaria, Romania sang các quốc gia giàu như Pháp, Đức. Vì thế để khu vực Schengen có thể duy trì được lòng tin của cơ quan nhập cảnh quốc gia của từng nước thành viên khu vực thì cần có những nỗ lực để kiểm soát sát sao hơn.
Sự khác nhau giữa Khối Schengen, Liên Minh Châu Âu (Các nước EU) và Eurozone
Kết thúc bài viết để giúp cho các anh/chị không bị nhầm lẫn giữa 3 khái niệm trên thì Kornova xin lưu ý 1 số điểm khác nhau cơ bản sau:
- Khác biệt giữa Eurozone và khối Schengen: trong khi Eurozone nhấn mạnh đến sự Thống nhất tiền tệ với 1 đồng tiền chung cho cả khu vực, là một ý tưởng táo bạo và chưa có tiền lệ thì Schengen nhấn mạnh đến Quyền tự do đi lại của công dân các nước EU được ghi nhận trong Hiệp ước Maastricht và lại mang tính lịch sử. Chính vì thế Eurozone cho phép lựa chọn việc không tham gia (opt-out) còn Schengen thì không.
- Một điểm khác biệt nữa là khi Eurozone nhấn mạnh đến “sự lưu chuyển tiền tệ” trong khối thì Schengen nhấn mạnh đến khái niệm “Người Châu Âu”. Người Châu Âu có thể không phải là người mang hộ chiếu EU, nhưng nếu họ có mặt ở Châu Âu thì là người Châu Âu. Chính vì thế, Schengen cho phép sự tham gia của các quốc gia không thuộc EU (Thuỵ Sỹ, Nauy, Liechtenstein và Ireland). Ngoài ra cũng có 5 nước thuộc EU nhưng không thuộc khối Schengen là Anh, Ireland (opt-outs), Romania, Bulgaria và Cộng Hoà Síp (chưa đủ điều kiện).
Xem thêm: Quy tắc vàng giúp chọn được công ty tư vấn định cư uy tín
(Kornova – Tư vấn định cư Châu Âu)
Để được tư vấn các chương trình định cư Châu Âu, các anh chị liên hệ:
Tel: (028) 38.290.430 | Email: vietnam@kornova.com
Vấn Đề Thời Gian Xét Duyệt Hồ Sơ EB-5 Tại Việt Nam & Hướng Giải Quyết
Nhận tin tức mới
Quá trình xét duyệt hồ sơ để cấp visa EB-5 thường gặp hai trở ngại chính: Việc xử lý hồ sơ của nhà đầu tư tại Cục Di Trú Mỹ (USCIS) và trở ngại do hạn ngạch (quota) hàng năm của visa EB-5 cho mỗi nước.
Để được cấp visa EB-5 nhà đầu tư thông thường phải trải qua các bước sau:
- Nhà đầu tư phải xác định doanh nghiệp dự án mà họ muốn đầu tư tại Mỹ.
- Nhà đầu tư phải thực hiện yêu cầu đầu tư vốn của mình vào doanh nghiệp đã chọn tại Mỹ và nộp Bộ đơn I-526.
- Sau khi Bộ đơn I-526 được chấp thuận, nhà đầu tư nộp đơn chuyển đổi tình trạng cư trú (đơn I-485 – nếu nhà đầu tư đang ở Mỹ) hoặc sẽ nộp đơn định cư DS-260 (nếu nhà đầu tư đang ở ngoài nước Mỹ).
- Khi được chấp thuận đơn định cư, các nhà đầu tư sẽ được cấp Thẻ Xanh cư trú có thời hạn hai năm (hay còn gọi là thẻ Xanh 2 năm có điều kiện. Sau hai năm, nhà đầu tư phải chứng minh rằng họ đã hoàn thành tất cả các yêu cầu của chương trình EB-5 bằng cách nộp đơn I-829 (gỡ bỏ điều kiện của thẻ Xanh).
- Nhà đầu tư EB-5 sẽ được cấp phép cư trú vĩnh viễn (PR hay còn gọi là thẻ Xanh vĩnh viễn hoặc thẻ Xanh không điều kiện) khi bộ đơn I-829 đã được chấp thuận.
Quá trình xét duyệt hồ sơ để cấp visa EB-5 thường gặp hai trở ngại chính: Việc xử lý hồ sơ của nhà đầu tư tại Cục Di Trú Mỹ (USCIS) và trở ngại do hạn ngạch (quota) hàng năm của visa EB-5 cho mỗi nước.
Hạn mức visa EB5 là gì và hạn mức này bao nhiêu mỗi năm?
Chính phủ Mỹ cấp hạn mức gần 10,000 visa EB-5 /năm, chia đều cho 4 quý và mỗi nước có số lượng visa EB-5 không quá 7% trên 10,000 visa. Như vậy trung bình mỗi nước sẽ có được 696 visa EB-5/năm. Số lượng visa này được tính cho từng cá nhân nghĩa là nếu 1 gia đình bao gồm 4 thành viên (vợ, chồng và 2 con) thì mỗi nước sẽ có khoảng 174 gia đình/năm được cấp visa EB-5.
Vào những năm trước, thời gian xét duyệt hồ sơ visa EB-5 trung bình là khoảng 2 năm, tuy nhiên hiện nay, thời gian xét duyệt hồ sơ EB-5 đã kéo dài hơn nhiều so với trước. Sự kéo dài trong thời gian chờ đợi xét duyệt này xuất phát từ sự phổ biến và từ sự thành công thực tế mà chương trình EB-5 mang lại cho các nhà đầu tư.
Ở thị trường đông dân số nhất thế giới – Trung Quốc – nhu cầu thực hiện chương trình EB-5 để đến Mỹ định cư gia tăng 1 cách mạnh mẽ và nhanh chóng dẫn đến việc sự tồn đọng của các hồ sơ EB-5 chờ xét duyệt đến từ Trung Quốc cũng tăng cao bởi quy định mỗi nước chỉ có 696 visa EB-5/năm.
Lượng đơn I-526 đang chờ xét duyệt tại Cục Di Trú Mỹ đang tăng cao, tỉ lệ thuận với việc thời gian xét duyệt hồ sơ của các nhà đầu tư bị kéo dài và việc càng nộp hồ sơ chậm trễ về sau này thì thời gian chờ xét duyệt có thể càng bị kéo dài thêm. Hiện tại, thời gian xét duyệt hồ sơ của Trung Quốc đang > 10-12 năm vì tình trạng back-log như trên.
Theo thống kê của Hiệp Hội Đầu Tư Mỹ (IIUSA), đến cuối tháng 3/2018 ước tính đã có khoảng 4,100 hồ sơ EB-5 nộp từ Việt Nam, bao gồm tất cả các hồ sơ đã có kết quả, hồ sơ chờ đợi phỏng vấn và các hồ sơ đang chờ đợi kết quả.
Thống kê mới đây nhất của Cục Di Trú Mỹ (USCIS) dưới đây về số lượng hồ sơ I-526 tại Việt Nam đang chờ xét duyệt trong năm 2018
Thời Gian
Nộp Đơn |
Việt Nam | Brazil | Hàn Quốc | Trung Quốc | Đài Loan | Ấn Độ | Tổng số đơn trên toàn thế giới |
Tháng 1 | 65 | 5 | 21 | 236 | 11 | 61 | 471 |
Tháng 2 | 37 | 8 | 15 | 217 | 18 | 53 | 396 |
Tháng 3 | 72 | 29 | 47 | 218 | 21 | 158 | 702 |
Tháng 4 | 27 | 3 | 5 | 67 | 12 | 26 | 177 |
Tháng 5 | 26 | 6 | 28 | 74 | 6 | 32 | 210 |
Tháng 6 | 29 | 5 | 20 | 62 | 6 | 63 | 225 |
Tháng 7 | 28 | 4 | 22 | 77 | 12 | 64 | 250 |
Tháng 8 | 55 | 13 | 31 | 107 | 24 | 88 | 388 |
Tháng 9 | 137 | 32 | 99 | 165 | 55 | 284 | 1,018 |
Tháng 10 | 4 | 10 | 5 | 13 | 0 | 23 | 80 |
Tổng số đơn năm 2018 | 480 | 115 | 293 | 1,236 | 165 | 852 | 3,917 |
Để hỗ trợ giải quyết tình trạng tồn đọng chờ xét duyệt này, Cuc Di Trú Mỹ đã linh động trích số lượng visa còn dư của các nước chưa sử dụng hết để chuyển sang phân bổ cho các nước đang thiếu hụt như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam tuy nhiên do số lượng nhu cầu hiện đang tăng mạng nên vẫn dẫn đến việc kéo dài thời gian xét duyệt.
Thời gian chờ đợi trung bình hiện nay tính đến tháng 10/2018 hiện là khoảng 3 – 4 năm, tuy chưa đến mức như dự báo trên nhưng các nhà đầu tư Việt Nam cũng đang phải chờ đợi xếp hàng sau các hồ sơ từ Trung Quốc.
Theo các luật sư di trú và các chuyên gia nhận định thì trong tương lai gần, chương trình EB-5 có thể thay đổi về những yêu cầu như: mức đầu tư đang được đề xuất gia tăng và những thay đổi trong thủ tục chứng minh hồ sơ của chương trình …. cho nên các nhà đầu tư nộp hồ sơ sau 2018 có thể phải chờ đợi trung bình >5 năm mới đến lượt được cấp visa theo diện EB-5.
Chính vì vậy, thời điểm này chính là khoảng thời gian mà nhà đầu tư nên quyết định dứt khoát và thực hiện ngay việc đầu tư chương trình EB-5. Quy tắc Đến Trước Được Xử Lý Trước (FIFO) đang được áp dụng nên các hồ sơ cũ hơn tại Trung Quốc đang được xử lý trước.
Theo nhận định của các chuyên gia và luật di trú Mỹ, các nhà đầu tư Việt Nam phải nắm bắt ngay thời điểm then chốt này và:
- Tiến hành việc nộp hồ sơ ngay thời điểm này. Hiện tại chương trình đang được gia hạn ngắn đến ngày 07/12/2018.
- Các hồ sơ nộp trước sẽ được ưu tiên xét duyệt trước và cấp visa trước.
- Việc nộp hồ sơ ngay thời điểm này sẽ có thể giúp “khoá” được độ tuổi của con, giúp con không bị quá tuổi nếu thời gian xét duyệt hồ sơ bị kéo dài.
Còn đối với các nhà đầu tư Việt Nam vì những lý do nào đó chưa thể thực hiện chương trình EB-5 trong thời điểm này thì nên làm gì?
Lời khuyên của Kornova là khi tiến hành nộp hồ sơ ở thời điểm này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt được thời cơ để có được ngày Ưu Tiên sớm trước những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên nếu các nhà đầu tư chưa thể tham gia chương trình vào lúc này thì vẫn có thể tham khảo việc:
- Tìm cho mình 1 đơn vị tư vấn di trú uy tín để có thể thẩm định hồ sơ – rút ngắn thời gian chuẩn bị.
- Đối với những trường hợp có con phụ thuộc lớn tuổi nằm trong độ tuổi nguy hiểm (17 -18 tuổi) nên cân nhắc đến việc chuẩn bị hai hồ sơ đầu tư cho gia đình.
Đặc biệt nhằm hỗ trợ các khách hàng Kornova có thể nhanh chóng thực hiện chương trình EB-5 và hoàn tất hồ sơ trước thời điểm kết thúc gia hạn vào ngày 07.12.2018, Kornova hỗ trợ thanh toán toàn bộ chi phí luật sư cho khách thực hiện chương trình (*)
(*) Áp dụng từ ngày 17/10/2018 – 07/12/2018
(Cre: Truc Nguyen – Kornova – Tư vấn định cư Mỹ)
Nội dung tham khảo:
Tổng Thống Mỹ Yêu Cầu Ngưng Cấp Quyền Công Dân Cho Trẻ Em Nước Ngoài Sinh Tại Mỹ
Nhận tin tức mới
Ngày 30/10/2018, trong bài phát biểu chỉ một tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ – Donald Trump – thông báo rằng ông dự định ký một sắc lệnh điều hành để ngưng cấp quyền công dân cho trẻ em của những người không phải là công dân Mỹ và của những người nhập cư không hợp pháp cho dù các trẻ này được sinh ra trên đất Mỹ.
Tuyên bố này của ông hiện đang gây ra rất nhiều tranh luận trong cả hai đảng Dân Chủ – Cộng Hoà và trong cộng đồng dân Mỹ về việc Tổng thống có quyền thực hiện điều này không.
Ý tưởng này Tổng Thống Trump đã từng đề cập trong nhiều kế hoạch trước đây nhằm chống lại những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ, tuy nhiên chưa bao giờ ông thể hiện quan điểm một cách rõ ràng về việc sẽ sử dụng quyền hành pháp của Tổng Thống cho vấn đề này như trong tuyên bố vào ngày 30/10 vừa qua.
Điều này sẽ là một câu hỏi dành cho Tòa án Tối cao giải quyết tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định thì tuyên bố của Tổng thống Trump khó có thể thực hiện vì việc sử dụng một lệnh hành pháp để loại bỏ điều được hiến pháp công nhận là gần như chắc chắn sai.
Nhận định về vấn đề trên, hầu hết các học giả và các chuyên gia pháp lý đều đồng ý rằng Tổng thống Trump không thể chấm dứt nguyên tắc “quyền công dân khi được sinh ra” bằng một sắc lệnh hành chính vì quyền công dân này được ghi rõ trong Hiến pháp và được củng cố thêm bằng các quy chế.
Giáo sư Peter J. Spiro – Trường Luật Đại học Temple – học giả pháp lý người Mỹ, có chuyên môn bao gồm luật pháp quốc tế và luật hiến pháp Mỹ và cũng là chuyên gia hàng đầu về quyền công dân đã cho biết: “Nếu Hiến pháp bắt buộc thì chỉ có thể hoàn thành việc này bằng cách sửa đổi hiến pháp. Nếu điều đó đã được bắt buộc bằng các quy chế thì nó chỉ có thể được hoàn tất bởi một đạo luật tiếp theo. Tổng Thống Trump không thể làm việc này chỉ bằng lệnh hành pháp của ông.”
Giáo sư luật Kermit Roosevelt của trường Đại học Pennsylvania cũng chia sẻ: “Xoá bỏ quyền công dân là điều mà tổng thống không thể thực hiện chỉ bằng 1 lệnh điều hành của mình”. Tuy nhiên ông nói thêm là: “Điều Tổng thống có thể làm là ký một lệnh điều hành với kỳ vọng rõ ràng rằng các đối thủ sẽ kiện để ngăn chặn việc thực hiện lệnh này. Sau đó, nó sẽ được đưa lên đến Tòa Án Tối Cao để ra phán quyết cho kết quả cuối cùng và thực hiện việc thay đổi”.
Các học giả pháp lý cũng phân tích thêm “Lịch sử là nhất quán, được thực thi có hệ thống và không gián đoạn” . Đây là một lập luận mạnh mẽ chống lại quan điểm trên của tổng thống Trump.
Như vậy có ba phần quan trọng của tiền lệ pháp lý đã dùng để làm cơ sở cho quyền công dân Mỹ theo các học giả nhận định:
- Tu chính án 14 – được thông qua năm 1868 sau khi kết thúc nội chiến ở Mỹ – đã xác lập nguyên tắc có quyền công dân ngay khi sinh đối với những người sinh ra trên đất Mỹ. Qua đó, tu chính án này giải quyết quyền công dân của những người từng là nô lệ sinh ra ở Mỹ. (Tu chính án 13 của hiến pháp Mỹ trước đó đã bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1865).
- Sau đó đạo luật năm 1952 (Bộ luật Mỹ) phản ánh qua Bản sửa đổi lần thứ mười bốn khẳng định. “Sau đây là công dân Mỹ khi sinh: (a) một người sinh ra ở Mỹ, và tùy thuộc vào thẩm quyền của họ”.
- Và cuối cùng là quyết định của Tòa án tối cao năm 1898, được biết đến như là phán quyết cho trường hợp của Wong Kim Ark. Trong quyết định được đại đa số tán đồng với tỉ lệ 6-2, các thẩm phán đã phán quyết rằng Wong – và những người khác sinh ra trên đất Mỹ, với một số ngoại lệ được nêu rõ – đã thực sự đủ điều kiện hưởng quyền công dân theo Tu chính án lần thứ 14.
Bản sửa đổi thứ mười bốn khẳng định quy tắc cổ xưa và cơ bản của quyền sở hữu quốc tịch của tất cả trẻ em sinh ra trong phạm vi lãnh thổ/lãnh hãi/không phận của Mỹ cho dù thuộc bất kỳ chủng tộc hoặc màu da nào, có bố mẹ có quốc tịch hay không có quốc tịch, đang cư trú hoặc không cư trú tại Mỹ.
Tuy nhiên, dù tuyên bố của ông Trump có thể thực hiện được toàn bộ hay một phần hay không, tiến trình thực hiện ra sao, sẽ có những ảnh hưởng gì… thì chúng ta cũng có thể thấy được quan điểm và lập trường rất dứt khoát và cứng rắn của Tổng Thống Mỹ hiện nay nhằm thực hiện việc ngăn chặn những người nhập cư trái phép vào Mỹ để lấy quốc tịch và hưởng các chính sách phúc lợi của nước Mỹ.
Chính vì vậy việc lên kế hoạch và thực hiện chương trình định cư tại Mỹ một cách hợp pháp là điều mà các luật sư di trú và Kornova khuyến khích bạn thực hiện.
Chương trình định cư đầu tư EB-5 hiện nay là chương trình hợp pháp và đã được chính phủ Mỹ cho phép thực hiện từ năm 1990 đến nay mang lại thẻ Xanh và quyền thường trú hợp pháp tại Mỹ cho cả gia đình nhà đầu tư.
Chương trình EB-5 đã được Kornova giới thiệu và thực hiện tại Việt Nam từ năm 2008 -2009 giúp đem lại thành công cho hơn 1,000 gia đình người Việt Nam lấy được thẻ Xanh và an cư tại Mỹ.
Quý anh chị có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn định cư Mỹ theo chương trình EB-5, xin liên hệ:
Tel: (028) 38.290.430 – Email: vietnam@kornova.com
Nội dung tham khảo:
Tìm Hiểu Các Ngày Lễ Lớn Trong Năm Của Mỹ
Nhận tin tức mới
Như các quốc gia lớn nhỏ khác, nước Mỹ hàng năm cũng có rất nhiều lễ hội được tổ chức, trong đó có những lễ hội nay đã được biết đến trên toàn thế giới. Hãy cùng Kornova tìm hiểu các lễ hội truyền thống và độc đáo ở Mỹ nào! Và biết lý do tại sao ngày nay nhiều người đổ xô nhau đầu tư định cư để được nhận thẻ xanh tại đất nước này.
1. Tết Tây – Ngày 1 Tháng Giêng
Ngày 1/1 là ngày tết của Mỹ, người dân Mỹ được nghỉ lễ một ngày để chào đón sự kiện quan trọng này. Thường người Mỹ sẽ được nghỉ kết hợp với thứ 6, 7 và tổng cộng họ có 3 ngày nghỉ Tết.
2. Ngày Sinh của Martin Luther King, Jr. – Ngày Thứ Hai trong tuần thứ 3 của Tháng Giêng
Đây là ngày sinh nhật của mục sư Martin Luther King, Jr. nổi tiếng. Ông là nhà lãnh đạo phong trào nhân quyền ở Mỹ , là người đấu tranh không mệt mỏi cho nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân sự, và các phương tiện bất bạo động khác. Ngày 02/07/1964, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã ký ban hành Đạo luật Dân Quyền lịch sử cấm phân biệt chủng tộc trong việc làm và giáo dục, và đặt sự phân biệt chủng tộc ở nơi công cộng, ví dụ như ở các trường học, trên xe buýt, và các bể bơi, ngoài vòng pháp luật, đạo luật này còn đặt nền móng quan trọng cho nhiều đạo luật khác.
Ông đã được nhận giải Nobel Hòa Bình cho sự nỗ lực đấu tranh đòi quyền bình đẳng và chấm dứt nạn phân biệt sắc tộc vào 14/10/1964. Ông bị ám sát vào ngày 04/04/1968.
Sau khi Quốc Hội Mỹ thông qua, ngày 02.11.1983, tổng thống Ronald Reagan đã ký sắc lệnh thiết lập ngày Thứ Hai trong tuần thứ 3 của Tháng Giêng sẽ là ngày lễ liên bang để vinh danh Martin Luther King Jr.
Xem thêm: Cuộc sống ở Mỹ bắt đầu như thế nào?
3. Ngày Tổng Thống Của Mỹ – Ngày thứ Hai của tháng Hai hay còn được gọi là ngày sinh nhật của Tổng Thống Washington
Đây là một ngày nghỉ liên bang của Mỹ được tổ chức để vinh danh George Washington, vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22/02/1732. Kể từ Đạo luật thống nhất các ngày lễ liên bang được ban hành vào năm 1971, ngày lễ này thường rơi vào khoảng thời gian từ 15/02 – 21/02 hàng năm.
Ngày nay, ngày lễ này được biết đến rộng rãi như ngày Tổng Thống Mỹ và là dịp để tôn vinh Tổng thống đương nhiệm và tất cả những người đã từng là tổng thống, chứ không chỉ riêng tổng thống George Washington.
4. Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong – Ngày Thứ Hai cuối cùng của Tháng Năm
Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) là một ngày lễ liên bang tại Mỹ được diễn ra vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5, hằng năm. Trước kia gọi là Ngày Gắn Huy Chương hay Ngày Vinh Danh (Decoration Day). Ngày lễ này tưởng niệm những quân nhân Mỹ đã tử nạn trong quân ngũ.
Ngày lễ đầu tiên tưởng niệm quân nhân Liên bang miền Bắc đã tử nạn trong cuộc nội chiến (được tưởng niệm gần ngày thống nhất sau cuộc chiến). Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ngày lễ này bắt đầu được mở rộng để tưởng niệm các binh sĩ bị tử nạn trong các cuộc chiến khác.
Từ năm 1971 Ngày Lễ chiến sĩ trận vong chính thức trở thành ngày lễ liên bang ở Mỹ. Vào ngày này người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài kỷ niệm; lá cờ Mỹ để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương.
Trong văn chương và thi ca của nước Mỹ có rất nhiều tác phẩm được sáng tác đặc biệt cho ngày Tưởng niệm này, để ít ra cũng có một ngày để nghĩ, tỏ lòng tri ơn, đến những người đã hy sinh để gìn giữ tổ quốc, bảo vệ Tự Do, một trong những quyền căn bản của con người.
Nhiều người Mỹ và trường học được nghỉ lễ này và 3 ngày cuối tuần này được xem như ngày khởi đầu không chính thức của mùa nghỉ hè. Nhiều gia đình tổ chức các buổi ăn ngoài trời hay đi đến vùng biển, công viên hoặc cắm trại.
Xem thêm: Quốc tịch Mỹ được miễn visa những nước nào?
5. Ngày Lễ Độc Lập – Ngày 4 Tháng Bảy
Ngày 02/07/1776, các đại biểu 13 thuộc địa quyết định độc lập đối với nước Anh. Hai ngày sau đó, ngày 04/07/1776, các đại biểu đã chấp thuận bản Tuyên Ngôn Độc Lập – một văn kiện tuyên bố độc lập với nước Anh. Như vậy ngày 02 tháng 07 là ngày nước Mỹ độc lập trên phương diện pháp lý và ngày 04 tháng 07 là ngày người dân Mỹ ăn mừng ngày bản Tuyên Ngôn Độc Lập được chính thức chấp nhận và nước Mỹ được độc lập.
Ngày 4 tháng 7 có thể nói là ngày lễ quốc gia lớn nhất ở Mỹ. Trong ngày này, người Mỹ thường tổ chức đốt pháo bông, diễu hành, tổ chức ăn tiệc nướng, tổ chức lễ hội, hội chợ, đi picnic, xem hòa nhạc, xem các trận tranh tài thể thao, hoặc hội họp gia đình ăn uống. Cũng vào ngày này, các chính khách thường đọc diễn văn nói về lòng yêu nước, nhắc lại lịch sử và truyền thống của nước Mỹ.
6. Ngày Lễ Lao Động – Ngày Thứ Hai đầu tiên của Tháng Chín
Ngày lễ Lao Động tại Mỹ được tổ chức vào ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Chín Ngày lễ này đầu tiên được tổ chức ở Mỹ vào năm 1882. Nguồn gốc của nó xuất phát từ mong muốn của Liên đoàn Lao động Trung ương để tạo ra một kỳ nghỉ cho người lao động. Nó đã trở thành một kỳ nghỉ liên bang vào năm 1894. Người dân Mỹ cũng được nghỉ 1 ngày để chào đón ngày lễ này và đây cũng là thời điểm các đội bóng ,thể thao được nghỉ dài ngày sau mùa thi đấu.
Xem thêm: Đề thi lý thuyết lái xe ở California (Mỹ) 2019
7. Ngày Tưởng Niệm Columbus – Ngày Thứ Hai trong tuần thứ 2 của Tháng Mười
Christopher Columbus đã tìm ra Châu Mỹ và mở đầu cho cuộc di cư của người Châu Âu sang Châu Mỹ. Chính bởi vậy đây được coi là ngày trọng đại ở Mỹ để kỷ niệm ngày Christopher Columbus đặt chân đến Châu Mỹ vào năm 1492. Trước đây ngày lễ này được tổ chức nhưng không chính thức tại một số thành phố và tiểu bang vào đầu thế kỷ 18, cho đến năm 1937 thì ngày này mới trở thành ngày nghỉ liên bang.
Đối với nhiều người, ngày này là một cách để tôn vinh những thành tựu của Columbus và kỷ niệm di sản Mỹ – Ý. Nhưng trong suốt lịch sử của ngày Columbus Day cũng đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc kỷ niệm này, cũng đã có nhiều đề xuất lựa chọn thay thế cho ngày nghỉ Columbus từ những năm 1970. Mặc dù đã có những ý kiến trái chiều về người tìm ra Châu Mỹ, nhưng Columbus vẫn được lấy tên danh dự cho ngày kỉ niệm đặc biệt này.
8. Ngày Halloween – Ngày 31 Tháng Mười
Tên “Halloween” xuất phát từ “Tất cả các đêm Hallows” là 1 ngày trước Lễ Các Thánh (All Saints Day, một ngày lễ truyền thống cho các Kitô hữu). Halloween có nguồn gốc ở Châu Âu và những người nhập cư thế kỷ 19 mang nó đến Bắc Mỹ, tại đây ngày lễ này trở nên phổ biến và phát triển theo nhiều cách.
Theo truyền thống, linh hồn của những người chết đã có thể trở lại với cuộc sống để gây hại cho con người và cây trồng trong thế giới vật chất. Mọi người cố gắng xoa dịu tinh thần bồn chồn trong Halloween và đây là những hoạt động truyền thống Halloween còn đến ngày nay. Ví dụ, người ta thường mặc trang phục quái vật, ma và quỷ để xua đuổi những linh hồn có hại.
Trước kia, người ta vẫn ăn mừng bằng cách mặc trang phục đáng sợ. Tuy nhiên, hôm nay họ cũng ăn mặc như những người nổi tiếng nổi tiếng.
Vào dịp lễ này cũng là để các siêu thị tăng doanh thu với các sản phẩm quần áo hóa trang, bánh kẹo, bán lồng đèn bí đỏ, bộ xương người, đầu lâu, mạng nhện, những vật dụng tạo âm thanh ma quái … được bày bán dùng để trang trí nhà cho đêm Halloween. Những chiếc đèn lồng bằng bí ngô mà mọi người tạo ra bằng cách chạm khắc những khuôn mặt đáng sợ trên đó sẽ được chủ nhà đặt ở phía trước nhà của họ để dọa các linh hồn ma quỷ và chào đón những kẻ lừa đảo.
Ở Mỹ, trẻ em háo hức đợi ngày Hallowen để được hóa trang thành công chúa, siêu anh hùng và nhiều hơn nữa. Sau khi mặc quần áo hoá trang lên, trẻ em đi từ nhà này sang nhà khác trong khu dân cư của họ, gõ cửa và yêu cầu các món ăn như bánh kẹo và đồ ăn nhẹ bằng cách nói, “Trick or Treat!”.
Các hoạt động vui chơi hiện đại khác phản ánh quá khứ truyền thống của Halloween bao gồm xem phim kinh dị và thăm những ngôi nhà ma ám. Lễ Halloween của Mỹ đã lan rộng sang các nước khác trên khắp thế giới như một sự kiện thú vị ngày nay.
Xem thêm: Quy tắc vàng giúp chọn được công ty tư vấn định cư uy tín
9. Ngày Cựu Chiến Binh – Ngày 11 Tháng Mười Một
Ngày cựu chiến binh ( Veterans Day) ban đầu là ngày Ngày Đình Chiến. Ngày lễ này cũng trùng những ngày lễ được tổ chức ở những nơi khác trên thế giới ngày với các lễ khác như Ngày đình chiến hoặc Ngày tưởng niệm. Ngày này cũng là ngày đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới lần thứ 1 (các chiến trường chính thức ngừng chiến vào lúc 11 giờ ngày 11 tháng 11 năm 1918 khi Đức ký bản ngừng chiến.).
Người Mỹ kỷ niệm ngày Cựu chiến binh nhằm tôn tinh các cựu chiến binh và ghi nhớ những công sức cống hiến cho nước Mỹ của tất cả các cựu chiến binh Mỹ dù còn sống hay đã hy sinh.
10. Ngày Lễ Tạ Ơn – Ngày Thứ Năm trong tuần thứ 4 của Tháng Mười Một
Ngày Lễ Tạ Ơn ở Mỹ là một sự pha trộn của huyền thoại và lịch sử. Đối với các học sinh tại các trường dòng và các tín đồ Ki Tô Giáo đây là một ngày lễ để tạ ơn Thiên Chúa của Ki-Tô Giáo theo truyền thống tôn giáo của họ. Theo truyền thống và niềm tin tôn giáo hàng ngày trước bữa ăn, những người Ki-Tô Giáo thường cúi đầu cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa đã cho họ thức ăn trong bữa ăn đó. Khi xưa những người Ki-Tô cũng thường đến nhà thờ để tạ ơn Thiên Chúa đã giúp họ thắng trận vào ngày này.
Còn về mặt lịch sử thì Lễ Tạ Ơn có nguồn gốc như một lễ hội thu hoạch ở Mỹ. Lễ tạ ơn đã được tổ chức trên toàn quốc từ năm 1789, sau khi Quốc hội được tổng thống George Washington chấp thuận yêu cầu. Lễ Tạ Ơn trở thành ngày lễ liên bang kể từ năm 1863.
Ngày nay, Lễ Tạ Ơn trên đất Mỹ ngoài dịp là ngày lễ để cho các tín đồ Ki Tô Giáo tạ ơn Thiên Chúa của họ thì ngày lễ này đã trở thành ngày vui chung của cả nước Mỹ. Ngày này trong năm cũng là ngày đại hạ giá lớn nhất thu hút hàng ngàn người đứng xếp hàng mua sắm các sản phẩm khuyến mãi, hạ giá cực rẻ. Có người thậm chí còn mang chiếu ra ngủ qua đêm trước cửa chợ để xếp hàng mua sắm. Cùng với Giáng sinh và Năm mới, Lễ Tạ Ơn là một phần của mùa lễ hội mùa thu / mùa đông lớn tại Mỹ.
Xem thêm: Danh mục những thứ bị cấm mang vào Mỹ năm 2019
11. Lễ Giáng Sinh – Ngày 25 Tháng Mười Hai
Nghĩa gốc của Giáng sinh là một dịp lễ đặc biệt của nhà thờ để chào mừng sự ra đời của Chúa Kitô. Câu chuyện về Giáng sinh, hoặc các sự kiện xung quanh sự ra đời của Chúa Giêsu, là đặc biệt quan trọng trong lễ kỷ niệm Chúa Giáng sinh của cộng đồng những người Kitô giáo.
Trong thời La Mã, một lễ hội giữa mùa đông đã được tổ chức. Đây là một thời gian thư giãn. Nó cũng đã được phổ biến để trao đổi những món quà nhỏ, như những con búp bê cho trẻ em và nến cho người lớn. Lễ hội này lên đến đỉnh điểm với việc cử hành đông chí rơi vào ngày 25 tháng 12 trong lịch La Mã. Những phong tục này có ảnh hưởng đến ngày Giáng sinh được tổ chức hiện nay tại Mỹ.
Từ khoảng năm 1840, kỷ niệm Giáng sinh trở nên phổ biến hơn. Ngày 25 tháng 12 đã được tuyên bố là một ngày lễ liên bang ở Mỹ vào năm 1870. Người Mỹ hay các quốc gia khác trên toàn thế giới theo đạo Thiên Chúa rất coi trọng ngày lễ này. Người dân tại Mỹ kỷ niệm Ngày Giáng sinh vào ngày 25/12 mỗi năm và ngày nghỉ này thường được kết hợp với kỳ nghỉ đông thường lệ gọi là kỳ nghỉ trước Giáng sinh. Lễ Giáng sinh ở Mỹ cũng tương tự như các nước ở phương Tây, đối với những người đang du lịch hoặc đầu tư định cư Mỹ trúng vào những ngày này sẽ cảm nhận được hết không khí của Giáng sinh tại đây.
Người Mỹ ăn mừng ngày Giáng Sinh bằng nhiều cách. Trong những ngày lễ chính hoặc thậm chí cả tuần trước ngày Giáng sinh, nhiều người trang trí nhà cửa và các khu vườn của họ với đèn chiếu sáng, cây thông Giáng sinh và nhiều hơn nữa.
Các gia đình Mỹ thường tổ chức một bữa ăn đặc biệt bao gồm gà tây và rất nhiều loại thực phẩm lễ hội khác, họ cũng chuẩn bị sẵn những món quà để trao tặng nhau trong dịp Giáng sinh. Trẻ em thường nhận được rất nhiều quà từ cha mẹ và những người thân khác. Có rất nhiều biểu tượng đại diện cho Giáng sinh như Chúa Hài Đồng giáng sinh và Ba Vị Vua (Three Kings), nhưng ngày nay biểu tượng của Giáng sinh còn là Ông già Noel, tuần lộc và những con yêu tinh. Ngoài ra biểu tượng Giáng sinh phổ biến ở Mỹ còn là cây thông, đồ trang trí, đèn cổ tích, nến và quà.
Có thể nói Ngày Giáng sinh tại Mỹ ngày nay gần như là một sự pha trộn của lễ kỷ niệm tôn giáo và lợi ích thương mại.
Việc nắm các ngày lễ lớn tại Mỹ vừa giúp bạn bắt kịp phong tục tập quán tại đất nước này vừa thể hiện sự hiểu biết của bạn dù bạn là người đi du lịch hay đang đầu tư định cư Mỹ.
(Kornova – Tư Vấn Định Cư Mỹ tổng hợp)
Nội dung tham khảo: