Kể từ khi nhậm chức cho đến nay, Tổng thống Biden đã ký một loạt Sắc lệnh đi ngược lại các chính sách của Cựu Tổng thống Trump, trong đó có cả các chính sách về di trú. Các chính sách siết chặt di trú của người tiền nhiệm đã được ông Biden tháo gỡ, nối lại các diện nhập cư gia đình sau thời gian tạm ngưng thụ lý. Mời các anh chị cùng Kornova tìm hiểu thêm các thông tin về các chính sách nhập cư mới của Tổng thống Biden qua bài viết dưới đây.
Theo đó, vào ngày 24/02/2021 vừa qua, Tổng thống Biden đã ký các Sắc lệnh hành pháp mới thu hồi các Sắc lệnh hành pháp “Tạm thời ngưng cấp một số loại visa & hạn chế nhập cảnh Mỹ” do cựu tổng tống Donald Trump ban hành trong năm 2020.
Sắc lệnh 10014 (Sắc lệnh hành pháp “Tạm thời ngưng cấp một số loại visa & hạn chế nhập cảnh Mỹ) do Cựu Tổng thống Trump ban hành ngày 22/04/2020. Đây là Sắc lệnh thực hiện việc tạm dừng nhập cảnh đối với một số loại visa xem là mang đến rủi ro cho thị trường lao động Mỹ trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đợt bùng phát Covid-19. Sau đó, Sắc lệnh 10052 ngày 22/06/2020 với phần 1 đã gia hạn thêm thời gian áp dụng của Sắc lệnh 10014 đến ngày 31/03/2021. Trong đó các loại thị thực diện bảo lãnh gia đình cũng nằm trong danh sách bị ảnh hưởng.
Tổng thống Biden cho rằng các Sắc lệnh nêu trên đã gây cản trở trong việc các công dân và thường trú nhân Mỹ đoàn tụ gia đình, ảnh hưởng đến lực lượng lao động nhập cư của nước Mỹ. Vì thế việc thu hồi Sắc lệnh này là một tin vui cho các gia đình có hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ sau một thời gian lo lắng vì các chính sách hạn chế nhập cư của Cựu Tổng thống.
Bên cạnh đó, trong dự luật gửi đến Quốc hội Mỹ vào ngày 25/01/2021, Tổng thống Biden cũng thể hiện các cam kết bao gồm:
- Hiện đại hóa hệ thống di trú quốc gia.
- Ưu tiên và đề cao tính nhân văn của diện bảo lãnh gia đình, từ đó phát triển nền kinh tế quốc gia.
Mặc dù thời gian điều hành nước Mỹ với cương vị Tổng thống chưa lâu, nhưng Biden đã cho thấy các mối ưu tiên của ông trong vấn đề nhập cư. Đồng thời các chính sách di trú của Tân tổng thống bước đầu cũng đi ngược lại với các chính sách nhập cư của của Cựu Tổng thống. Chính vì thế, các gia đình đang có hồ sơ bảo lãnh diện gia đình cũng đã trút bỏ được nỗi lo âu về việc có hay không, các chương trình bảo lãnh thân nhân sẽ không còn hiệu lực.
Tính đến thời điểm tháng 03/2021, quy định từ chối nhận thường trú nhân đối với những người có thể trở thành gánh nặng xã hội vẫn tiếp tục có hiệu lực. Kornova sẽ tiếp tục thông tin những cập nhật mới nhất về quy định này nếu có trong thời gian sớm nhất.
Nhìn chung, dự luật nhập cư của tân tổng thống Biden cung cấp nhiều cơ hội cho các gia đình nhập cư và nhân viên nhập cư tìm kiếm và thiết lập cuộc sống của họ tại Mỹ.
Có lẽ bạn nên biết: Thủ tục làm hộ chiếu chi tiết từ A đến Z
NHẬN TƯ VẤN DI TRÚ MỸ MIỄN PHÍ
|
Xem thêm: Quy tắc vàng giúp chọn được công ty tư vấn định cư uy tín
Luật di trú Mỹ 2021 đối với người độc thân dưới 21 tuổi
Đạo luật di trú Child Status Protection Act (CSPA) có hiệu lực từ ngày bàn hành (6/8/2002), được áp dụng đối với những hồ sơ nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 trong khi có những người con độc thân quá 21 tuổi có thể được hưởng quyền lợi của luật di trú Mỹ này nếu như:
- Đơn xin thay đổi tình trạng di trú Mỹ chưa được quyết định hoặc những đơn bảo lãnh I-130 đang trong trạng thái chờ sự quyết định trước hoặc sau khi ngày đạo luật di trú được ban hành.
- Những đơn đang chờ Sở Di Trú hoặc Lãnh Sự Mỹ đưa ra quyết định.
CSPA áp dụng cho diện bảo lãnh vợ/chồng/ con dưới 21 tuổi (Con nuôi hay con mồ côi đều thuộc diện này).
Luật di trú Mỹ ở diện được xem là bảo lãnh người thân nhanh nhất so với các diện khác khi có cha/ mẹ của công dân Mỹ. Nếu trước kia cha mẹ là công dân tại nước này bảo lãnh con dưới 21 tuổi thì người con đó phải chính xác dưới 21 tuổi kể từ ngày làm đơn cho đến khi nhập cư Mỹ vẫn không được hơn 21 tuổi. Trường hợp >21 tuổi sẽ không còn được ưu tiên ở diện này theo luật di trú Mỹ.
Tuy nhiên ở điều khoản 2 của đạo luật CSPA được nới lỏng ra nhằm thỏa mãn cho các hồ sơ nào thuộc diện bảo lãnh con dưới 21 tuổi (bắt buộc cha mẹ là công dân Mỹ). Cụ thể là lúc đơn được nhận bởi Sở Di Trú Mỹ thì con chỉ cần dưới 21 tuổi và sau khi có visa hoặc nhập cư dù có >21 tuổi vẫn được sang Mỹ.
Chưa hết sau khi người được bảo lãnh chính thức trở thành công dân tại nước này thì ngày của người được bảo lãnh trở thành và trở thành công dân Mỹ sẽ là ngày của để Sở Di Trú sử dụng nhằm xác minh được thuộc diện ưu tiên nào.
Ví dụ: Cha/mẹ bảo lãnh lúc người con 17 tuổi khi chính thức trở thành công dân nước này người con 20 tuổi thì vẫn được xếp vào diện Immediate Relative (Diện bảo lãnh vợ/chồng, con dưới 21 tuổi).
Trường hợp cuối cùng, vẫn như trên tuy nhiên lúc này người con đã có gia đình và được quyền chuyển sang diện Immediate Relative nếu đã ly dị trước khi 21 tuổi. Ngày để Sở Di Trú dùng xác minh người được bảo lãnh thuộc diện này là ngày ly dị của người con này.
Ví dụ: Cha/ mẹ bảo lãnh lúc con chỉ 18 tuổi đã có gia đình và ly dị sau khi đã nộp đơn hiển nhiên thuộc vào diện nêu trên dù quá 21 tuổi.
Một số lưu ý khi nộp hồ sơ bảo lãnh gia đình
- Mọi lệ phí bạn đã nộp cho Sở Di Trú đều không hoàn lại và bạn cần tiến hành nộp lệ phí mới nếu có nhu cầu nộp lại hồ sơ. Lúc này bộ hồ sơ của đương đơn sẽ được lưu vào mục “Cần lưu ý”, vì thế sẽ được xem xét kỹ hơn, khó khăn hơn để được chấp nhận ở lần kế tiếp.
- Sẽ gần như mất đi cơ hội để được cấp lại visa và bị xem là vi phạm luật di trú khi sử dụng sai mục đích của visa được cấp trước đó nếu những người đang ở Mỹ đang là khách du lịch, du học sinh (tức không định cư tại Mỹ) có ý muốn xin chuyển sang diện định cư (diện kết hôn, diện F4 hay diện EB3,…).
- Trường hợp không cung cấp đủ thông tin, chứng cứ để chứng minh theo quy định của từng diện visa đưa ra, hồ sơ cũng sẽ có khả năng cao bị từ chối. Ví dụ như: giấy tờ chứng minh quan hệ, hình ảnh chụp…Các hồ sơ bị từ chối sẽ không được hoàn trả phí.
Nội dung tham khảo: