Ngày 30/10/2018, trong bài phát biểu chỉ một tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ – Donald Trump – thông báo rằng ông dự định ký một sắc lệnh điều hành để ngưng cấp quyền công dân cho trẻ em của những người không phải là công dân Mỹ và của những người nhập cư không hợp pháp cho dù các trẻ này được sinh ra trên đất Mỹ.
Tuyên bố này của ông hiện đang gây ra rất nhiều tranh luận trong cả hai đảng Dân Chủ – Cộng Hoà và trong cộng đồng dân Mỹ về việc Tổng thống có quyền thực hiện điều này không.
Ý tưởng này Tổng Thống Trump đã từng đề cập trong nhiều kế hoạch trước đây nhằm chống lại những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ, tuy nhiên chưa bao giờ ông thể hiện quan điểm một cách rõ ràng về việc sẽ sử dụng quyền hành pháp của Tổng Thống cho vấn đề này như trong tuyên bố vào ngày 30/10 vừa qua.
Điều này sẽ là một câu hỏi dành cho Tòa án Tối cao giải quyết tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định thì tuyên bố của Tổng thống Trump khó có thể thực hiện vì việc sử dụng một lệnh hành pháp để loại bỏ điều được hiến pháp công nhận là gần như chắc chắn sai.
Nhận định về vấn đề trên, hầu hết các học giả và các chuyên gia pháp lý đều đồng ý rằng Tổng thống Trump không thể chấm dứt nguyên tắc “quyền công dân khi được sinh ra” bằng một sắc lệnh hành chính vì quyền công dân này được ghi rõ trong Hiến pháp và được củng cố thêm bằng các quy chế.
Giáo sư Peter J. Spiro – Trường Luật Đại học Temple – học giả pháp lý người Mỹ, có chuyên môn bao gồm luật pháp quốc tế và luật hiến pháp Mỹ và cũng là chuyên gia hàng đầu về quyền công dân đã cho biết: “Nếu Hiến pháp bắt buộc thì chỉ có thể hoàn thành việc này bằng cách sửa đổi hiến pháp. Nếu điều đó đã được bắt buộc bằng các quy chế thì nó chỉ có thể được hoàn tất bởi một đạo luật tiếp theo. Tổng Thống Trump không thể làm việc này chỉ bằng lệnh hành pháp của ông.”
Giáo sư luật Kermit Roosevelt của trường Đại học Pennsylvania cũng chia sẻ: “Xoá bỏ quyền công dân là điều mà tổng thống không thể thực hiện chỉ bằng 1 lệnh điều hành của mình”. Tuy nhiên ông nói thêm là: “Điều Tổng thống có thể làm là ký một lệnh điều hành với kỳ vọng rõ ràng rằng các đối thủ sẽ kiện để ngăn chặn việc thực hiện lệnh này. Sau đó, nó sẽ được đưa lên đến Tòa Án Tối Cao để ra phán quyết cho kết quả cuối cùng và thực hiện việc thay đổi”.
Các học giả pháp lý cũng phân tích thêm “Lịch sử là nhất quán, được thực thi có hệ thống và không gián đoạn” . Đây là một lập luận mạnh mẽ chống lại quan điểm trên của tổng thống Trump.
Như vậy có ba phần quan trọng của tiền lệ pháp lý đã dùng để làm cơ sở cho quyền công dân Mỹ theo các học giả nhận định:
- Tu chính án 14 – được thông qua năm 1868 sau khi kết thúc nội chiến ở Mỹ – đã xác lập nguyên tắc có quyền công dân ngay khi sinh đối với những người sinh ra trên đất Mỹ. Qua đó, tu chính án này giải quyết quyền công dân của những người từng là nô lệ sinh ra ở Mỹ. (Tu chính án 13 của hiến pháp Mỹ trước đó đã bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1865).
- Sau đó đạo luật năm 1952 (Bộ luật Mỹ) phản ánh qua Bản sửa đổi lần thứ mười bốn khẳng định. “Sau đây là công dân Mỹ khi sinh: (a) một người sinh ra ở Mỹ, và tùy thuộc vào thẩm quyền của họ”.
- Và cuối cùng là quyết định của Tòa án tối cao năm 1898, được biết đến như là phán quyết cho trường hợp của Wong Kim Ark. Trong quyết định được đại đa số tán đồng với tỉ lệ 6-2, các thẩm phán đã phán quyết rằng Wong – và những người khác sinh ra trên đất Mỹ, với một số ngoại lệ được nêu rõ – đã thực sự đủ điều kiện hưởng quyền công dân theo Tu chính án lần thứ 14.
Bản sửa đổi thứ mười bốn khẳng định quy tắc cổ xưa và cơ bản của quyền sở hữu quốc tịch của tất cả trẻ em sinh ra trong phạm vi lãnh thổ/lãnh hãi/không phận của Mỹ cho dù thuộc bất kỳ chủng tộc hoặc màu da nào, có bố mẹ có quốc tịch hay không có quốc tịch, đang cư trú hoặc không cư trú tại Mỹ.
Tuy nhiên, dù tuyên bố của ông Trump có thể thực hiện được toàn bộ hay một phần hay không, tiến trình thực hiện ra sao, sẽ có những ảnh hưởng gì… thì chúng ta cũng có thể thấy được quan điểm và lập trường rất dứt khoát và cứng rắn của Tổng Thống Mỹ hiện nay nhằm thực hiện việc ngăn chặn những người nhập cư trái phép vào Mỹ để lấy quốc tịch và hưởng các chính sách phúc lợi của nước Mỹ.
Chính vì vậy việc lên kế hoạch và thực hiện chương trình định cư tại Mỹ một cách hợp pháp là điều mà các luật sư di trú và Kornova khuyến khích bạn thực hiện.
Chương trình định cư đầu tư EB-5 hiện nay là chương trình hợp pháp và đã được chính phủ Mỹ cho phép thực hiện từ năm 1990 đến nay mang lại thẻ Xanh và quyền thường trú hợp pháp tại Mỹ cho cả gia đình nhà đầu tư.
Chương trình EB-5 đã được Kornova giới thiệu và thực hiện tại Việt Nam từ năm 2008 -2009 giúp đem lại thành công cho hơn 1,000 gia đình người Việt Nam lấy được thẻ Xanh và an cư tại Mỹ.
Quý anh chị có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn định cư Mỹ theo chương trình EB-5, xin liên hệ:
Tel: (028) 38.290.430 – Email: vietnam@kornova.com
Nội dung tham khảo: