Trong tuyên bố mới được đưa ra vào ngày 29.01.2020, Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) thông báo sẽ thay đổi cách thức thụ lý hồ sơ I-526. Thay đổi này như sau: từ cách xử lý theo thứ tự vào trước, thụ lý trước sẽ được thay đổi thành cách thụ lý ưu tiên hồ sơ I-526 có ngày ưu tiên thị thực đến hạn trước. USCIS sẽ chính thức áp dụng phương pháp thụ lý hồ sơ mới này bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 2020.
Cách thức thụ lý hồ sơ trước đây của USCIS dựa trên số thứ tự của hồ sơ, hồ sơ được nộp trước sẽ được ưu tiên thụ lý trước (first come, first serve). Cách thức thụ lý này luôn gây nên nhiều nghi vấn về tính khả thi, vì chính sách bảo lưu của USCIS đối với các hồ sơ được phê duyệt trước khi được thụ lý gây nên mâu thuẫn với cách thụ lý “first come, first serve”. Các tuyên bố trước đây của USCIS cũng nêu rõ rằng quy trình làm việc nội bộ của họ là xử lý các nhóm hồ sơ theo dự án đầu tư, nhưng chính họ cũng thừa nhận điều này gây khó khăn cho họ hơn trong việc thống nhất cách thụ lý hồ sơ theo kiểu first come, first serve. Trên thực tế không có một lý do nhất quán nào trong các yêu cầu thụ lý hồ sơ I-526, dẫn đến việc trước đây một số chuyên gia trong ngành ủng hộ việc thay đổi quy trình thụ lý để bảo vệ trẻ em khỏi bị quá tuổi phụ thuộc.
Thời gian thụ lý I-526 của Việt Nam sẽ kéo dài hơn
Kết quả của việc ưu tiên thụ lý hồ sơ I-526 theo tình trạng ngày ưu tiên đến hạn của thị thực (tình trạng không có thị thực còn được gọi là tồn đọng hồ sơ) sẽ dẫn đến việc thời gian xét duyệt I-526 sẽ lâu hơn đối với các nước có hồ sơ tồn đọng là Ấn Độ, Trung Quốc đại lục và Việt Nam. Trong khi một số người cho rằng điều này không có lợi, nhưng thực tế cách thụ lý này sẽ hữu ích hơn là không. Đối với nhiều công dân của các quốc gia có lượng hồ sơ bị tồn đọng, thời gian thụ lý đơn I-526 phần lớn không ảnh hưởng gì trừ khi người nộp đơn chính có con phụ thuộc đến 21 tuổi, trong trường hợp này, phương pháp thụ lý mới này có thể cực kỳ hữu ích.
Việc thời gian thụ lý I-526 kéo dài rất có lợi cho trẻ em phụ thuộc không bị quá tuổi
Một hồ sơ I-526 được thụ lý trong bao lâu đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA). CSPA cho phép thời gian một hồ sơ I-526 đang chờ xử lý tại USCIS được trừ vào tuổi sinh học của trẻ khi xác định liệu đứa trẻ vẫn có thể được coi là một người phụ thuộc hay không (trẻ em trên 21 tuổi thường không thể được coi là một người phụ thuộc). Bằng cách này, CSPA bảo vệ đứa trẻ khỏi bị quá tuổi trong thời gian đơn I-526 đang trong giai đoạn chờ giải quyết với USCIS. Tuy nhiên, CSPA không bảo vệ một đứa trẻ là người thụ hưởng đơn I-526 đã được phê duyệt nhưng không có thị thực (ngày ưu tiên visa chưa đến hạn). Nếu thị thực không có sẵn cho đương đơn và trẻ em sau khi hồ sơ I-526 đã được chấp thuận do sự tồn đọng, tuổi của trẻ phụ thuộc sẽ tiếp tục tăng, điều này có thể dẫn đến việc trẻ bị quá tuổi và không được cấp thị thực.
Với việc USCIS hiện đang ưu tiên thụ lý các hồ sơ I-526 cho các công dân không bị tồn đọng, những người thụ hưởng các hồ sơ có tồn đọng và không có visa sẽ có thời gian thụ lý lâu hơn. Do đó, bất kỳ trẻ em phụ thuộc nào trong các hồ sơ đó sẽ được bảo vệ khỏi bị qua tuổi do CSPA. Về lý thuyết, nếu có sự liên kết chặt chẽ giữa thời gian thụ lý đơn I-526 và đơn cấp thị thực của USCIS, ngay khi đơn I-526 được chấp thuận, thị thực có thể được sử dụng và đạo luật CSPA cho phép trừ đi thời gian thụ lý I-526 dài hơn từ tuổi của người phụ thuộc, và người nộp đơn chính và tất cả những người phụ thuộc sẽ có thể nhận được thị thực nhập cư cùng nhau.
Nếu bạn chưa rõ về chương trình EB-5 này có thể xem chi tiết tại đây: EB5 là gì? Những lưu ý khi tham gia chương trình EB-5
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
|
Tuy vậy, cách thức thụ lý mới sẽ không có lợi cho các hồ sơ EB-5 cần phê duyệt đơn I-526 sớm để chuyển đổi tình trạng tại Mỹ
Vào tháng 10 năm 2015, Bộ Ngoại Giao Mỹ (Department of State – DOS) đã bổ sung một biểu đồ thứ hai có tên Ngày nộp đơn cho việc nộp hồ sơ vào bản tin thị thực hàng tháng, cung cấp ngày nộp đơn sớm hơn cho các đơn chuyển đổi tình trạng. Ngày nộp đơn chỉ được sử dụng nếu USCIS đồng ý chấp nhận đơn điều chỉnh tình trạng. Theo truyền thống, biểu đồ duy nhất trên bản tin thị thực là biểu đồ Ngày hành động cuối cùng, biểu thị ngày giới hạn xác định việc điều chỉnh tình trạng và đơn xin thị thực nhập cư có thể được thụ lý.
Thực tế, sự tồn tại của hai biểu đồ này cho phép những người thụ hưởng đơn I-526 đã được phê duyệt đang có mặt thực tế tại Mỹ trong tình trạng thị thực tạm thời được nộp đơn điều chỉnh tình trạng. Lợi ích của việc nộp đơn điều chỉnh tình trạng là nhận được Giấy phép làm việc (EAD) và giấy phép đi lại (được gọi là tạm cấp). Đây là một lợi ích quan trọng đối với những người thụ hưởng đơn I-526 đã được phê duyệt ở Mỹ có tình trạng thị thực tạm thời khác có thể sắp hết hạn và những người cần một phương tiện hợp lệ để sống và làm việc tại Mỹ.
Sự tồn tại của hai biểu đồ này trên bản tin thị thực đặt ra câu hỏi USCIS sẽ sử dụng biểu đồ nào khi ưu tiên thụ lý đơn I-526 theo tình trạng thị thực đến hạn. Có thể có một sự khác biệt đáng kể giữa biểu đồ Ngày nộp đơn và biểu đồ Ngày hành động cuối cùng được liệt kê trong bản tin thị thực. Chẳng hạn, biểu đồ Ngày hành động tháng 2 năm 2020 cho thấy rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đã bị thụt lùi và không có thị thực ngay lập tức. Tuy nhiên, biểu đồ Ngày nộp đơn liệt kê công dân Ấn Độ và Việt Nam được nộp đơn ngay- tức là nếu người thụ hưởng đơn I-526 đã được phê duyệt đang ở Mỹ ngắn hạn hợp pháp có thể nộp đơn điều chỉnh tình trạng. Do đó, công dân Ấn Độ và Việt Nam mà đang học tập làm việc tại Mỹ có thể tận dụng biểu đồ Ngày nộp đơn sẽ có thể thích thời gian thụ lý đơn I-526 nhanh hơn, trong khi công dân Ấn Độ và Việt Nam ở ngoài nước Mỹ và tuân theo biểu đồ Ngày hành động cuối cùng có thể thích hồ sơ I-526 thụ lý chậm hơn.
USCIS sẽ tổ chức một buổi trưng cầu dân ý vào ngày 13 tháng 3 năm 2020, từ 11 giờ sáng đến trưa theo Múi giờ miền Đông (EST) áp dụng ở các nước Bắc Mỹ, để cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi của công chúng về những thay đổi nay trong việc quản lý các đơn I-526 tồn đọng.
Link tham khảo của USCIS, tại đây.
(Kornova – Tư vấn định cư Mỹ)