Đặt hẹn Luật sư
Định cư Mỹ
Định cư Canada
Định cư Châu Âu & Caribê

Thắc Mắc Về Di Trú Mỹ Mùa Covid-19

Nhận tin tức mới
Thắc Mắc Về Di Trú Mỹ Mùa Covid-19
24/10/2020

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã gần 1 năm và gây ra nhiều ảnh hưởng về nhiều mặt như sức khoẻ – kinh tế – di trú … Đặc biệt tình hình dịch bệnh Covid tại Mỹ cùng với các sắc lệnh của Tổng Thống Mỹ – Donald Trump – đã làm rất nhiều người lo ngại cho các vấn đề nhập cảnh và thẻ Xanh của mình.

Kornova xin tóm lược 1 số câu hỏi và lời giải đáp cho các vấn đề này:

Hỏi: Điều gì có thể xảy ra với Thẻ xanh của tôi nếu thời gian tôi không lưu trú ở  Mỹ nhiều hơn 180 ngày do hạn chế đi lại trong đại dịch COVID-19?

Trả lời: Có rất nhiều lý do dẫn đến việc thường trú nhân Mỹ hợp pháp (Lawful Permanent Resident – LPR) có thể không sinh sống ở Mỹ với khoảng thời gian nhiều hơn 180 ngày. Tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 hiện là nguyên nhân mà Mỹ và các nước đã ban hành các chính sách hạn chế đi lại. Rất nhiều Thường Trú Nhân Mỹ hợp pháp đã không thể nhập cảnh vào Mỹ và phải tạm cư trú ở nước ngoài trong một khoảng thời gian dài.

Đại dịch COVID-19 được xem là sự kiện bất khả kháng và được xếp vào trường hợp ngoại lệ vì thế, các LPR có thể được xem là không từ bỏ tình trạng nhập cư của mình.

Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ là Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ  (CBP) được phép đưa ra quyết định độc lập trong việc xác minh cá nhân có ý định từ bỏ tình trạng thường trú của họ trong các tình huống cho thấy người này thường xuyên thực hiện các chuyến đi quốc tế và kéo dài ở nước ngoài.

  • Trường hợp Thường trú nhân đã ở bên ngoài nước Mỹ trong một thời gian dài, chẳng hạn như hơn 180 ngày, sẽ có nguy cơ cao được đưa vào danh sách bị nhân viên CBP kiểm tra thứ cấp khi người đó nhập cảnh bằng đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không.
  • Tại Cảng Nhập Cảnh, nhân viên CBP có thể hỏi người đó về những quốc gia họ đã đi, thời gian đã đi bao lâu và lý do tại sao đi đến điểm đến đó. Nếu một nhân viên CBP lo ngại rằng sự vắng mặt kéo dài của LPR bên ngoài nước Mỹ là bất thường/ đáng ngờ, nhân viên CBP có thể yêu cầu LPR trải qua bài kiểm tra thứ cấp.
  • Khi phải kiểm tra thứ cấp, họ có thể bị giữ lại trong vài phút đến vài giờ hoặc lâu hơn. Trong quá trình này, nhân viên CBP sẽ hỏi LPR các câu hỏi bổ sung để xác định ý định cư trú trước khi họ được phép nhập cảnh vào Mỹ. Các câu hỏi bổ sung trong quá trình kiểm tra thứ cấp sẽ đi sâu hơn vào lý do tại sao họ vẫn ở bên ngoài nước Mỹ trong một thời gian dài; liệu họ có đang làm việc ở nước ngoài hay không; và mối quan hệ gia đình và tài chính của họ ….

Điều quan trọng là Thường trú nhân Mỹ hợp pháp cần phải hiểu rằng họ có quyền được phép nhập cảnh và không thể bị buộc phải ký bất kỳ tài liệu nào để từ bỏ tình trạng cư trú hoặc bị buộc phải quay trở lại điểm đến của họ.

Tuy nhiên các thường trú nhân hợp pháp cũng phải lưu ý là việc không sinh sống ở Mỹ trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến việc chính phủ Mỹ cho rằng người này đã từ bỏ ý định định cư tại Mỹ với tư cách là thường trú nhân. Và có thể cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện các bước để thu hồi tình trạng trường trú của các đối tượng này.

Hỏi: Cơ quan Dịch vụ Di trú Mỹ có Đưa ra Hỗ trợ Đặc biệt dành cho Thường Trú Nhân trở lại Mỹ sau hơn một năm vắng mặt do Đại dịch COVID-19 gây ra hay không?

Trả lời: Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) đã không đưa ra bất kỳ thông báo hỗ trợ đặc biệt nào dành cho Thường Trú Nhân hợp pháp đã ở bên ngoài Mỹ hơn một năm do ảnh hưởng từ chính sách hạn chế đi lại giữa các quốc gia trong việc đối phó với đại dịch COVID-19.

Hiện nay, các thường trú nhân vẫn đang cư trú ngoài lãnh thổ nước Mỹ vì bất kỳ lý do gì đều được cho là họ đang có ý định từ bỏ tình trạng nhập cư của mình.

Các nhân viên phỏng vấn của CBP có quyền cho rằng người này không còn đủ điều kiện để nhập cảnh vào Mỹ tại Cảng Nhập cảnh.  Thường Trú Nhân đã ở bên ngoài Mỹ hơn một năm có thể xin sự hỗ trợ đặc biệt bằng cách nộp đơn xin Thị thực cho Thường trú nhân xin tái nhập cảnh (SB-1) tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Mỹ. Hoặc có thể đến Mỹ và yêu cầu cơ quan xét duyệt nhập cảnh cung cấp Mẫu đơn I-551 (Đơn xin thẻ Xanh). Tuy nhiên cách thứ hai tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị đưa vào diện bị CBP kiểm tra thứ cấp nhập cảnh vào Mỹ

Một khi Thường Trú Nhân đã được CBP đưa vào diện kiểm tra thứ cấp thì cá nhân này sẽ không có bất kỳ quyền nào để có thể bảo vệ sự riêng tư của bản thân tránh việc CBP truy cập vào điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng hoặc thiết bị điện tử khác.

Nhân viên CBP có quyền truy cập vào các thiết bị điện tử bao gồm: email, tin nhắn và sàng lọc các hoạt động trên mạng xã hội trong quá trình kiểm tra. Nếu CBP xác định rằng cá nhân này không phải là “cư dân trở lại Mỹ” vì người đó đã ở ngoài Mỹ hơn một năm, họ có thể bị liệt kê vào diện là “người nước ngoài đến” và có thể bị thu các chi phí phát sinh.

Trường hợp bị đưa ra cáo buộc như vậy, cá nhân này có quyền yêu cầu cho nhập cảnh tạm thời và sẽ được sắp xếp lịch làm việc trong phiên toà trước thẩm phán di trú.

Lưu ý: Viên chức CBP có thể sẽ cố gắng thuyết phục cá nhân đó ký vào Mẫu đơn I-407 Từ bỏ Tư cách Thường trú nhân Hợp pháp (I-407, Record of Abandonment of Lawful Permanent Resident Status ) do thời gian vắng mặt ở Mỹ kéo dài hơn một năm. Khi yêu cầu ký I-407, viên chức CBP cũng có thể sẽ cố gắng yêu cầu người đó quay về điểm đến ban đầu của họ.

Tuy nhiên mẫu đơn I-407 phải được ký một cách tự nguyện. Các thường trú nhân có thể từ chối ký I-407 mà không có bất kỳ hệ luỵ tiêu cực nào diễn ra sau đó. Nếu bạn không ký vào đơn I-407, viên chức CBP Mỹ  vẫn phải để bạn nhập cảnh vào Mỹ trước với tư cách thường trú nhân. Sau đó họ có thể chuyển hồ sơ của bạn sang Tòa án Di trú để xem xét việc có thu hồi thẻ xanh của bạn hay không. Và tại Tòa án di trú, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để chứng minh và nhận lại hoặc giữ được thẻ xanh của mình.

Bạn có thể tìm hiểu về mẫu đơn I-407 tại đây.

Hỏi: Nếu các Thường Trú Nhận đang không cư trú ở Mỹ trong hơn một năm qua do chịu ảnh hưởng bởi các hạn chế đi lại trong đại dịch COVID-19 thì có bị ảnh hưởng gì?

Trả lời:  Chịu tác động mạnh mẽ từ các quy định hạn chế đi lại giữa các quốc gia do đại dịch COVID-19, hiện có nhiều người đang giữ tình trạng Thường Trú Nhân Hợp Pháp (LPR) đang bị mắc kẹt ở nước ngoài và do đó không thể trở lại nước Mỹ. Họ là những người không có ý định từ bỏ tình trạng Thường Trú Hợp Pháp của mình.

Tất cả thường trú nhân đều nhận được giấy tờ tuỳ thân để xác định tình trạng của mình, được gọi là Mẫu đơn I-551, trên thực tế  hay còn được biết đến là “thẻ Xanh”. Thẻ Xanh được xem như là thị thực nhập cư nếu LPR đang không cư trú ở Mỹ dưới một năm.

Trong trường hợp thời gian này là trên một năm thì sẽ như thế nào?

Mặc dù thẻ Xanh có thể vẫn còn thời hạn và có giá trị sử dụng, và Thường Trú Nhân có thể lên máy bay để nhập cảnh vào Mỹ dù đã không cư trú ở quốc gia này hơn một năm qua. Việc thừa nhận tình trạng của Thường Trú Nhân sẽ được xác định thông qua một cuộc phỏng vấn với viên chức thuộc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) khi đến Cảng nhập cảnh/

Nếu Thường Trú Nhân lo ngại về các vấn đề khi đối mặt với CBP tại cảng Nhập Cảnh do vắng mặt tại Mỹ một năm hoặc lâu hơn nên cân nhắc nộp đơn xin Thị thực Thường trú Trở lại SB-1 tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ gần nhất.

Thị thực Thường trú Trở lại SB-1 được cấp cho một LPR đã ở bên ngoài nước Mỹ hơn một năm và sự vắng mặt của người đó được coi là “kéo dài ngoài tầm kiểm soát của họ”. Ví dụ về thời gian lưu trú kéo dài của họ bên ngoài nước Mỹ có thể bao gồm các trường hợp khẩn cấp về y tế, các vấn đề quan trọng về gia đình và tài chính và gần đây nhất là các hạn chế đi lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là rào cản việc LPR quay trở lại nước Mỹ.

Thường Trú Nhân đang tìm kiếm Thị thực Thường trú Trở lại SB-1 do đại dịch COVID-19 và hiện đang lưu trú trong khu vực Châu Á được khuyến khích liên hệ ngay với Lãnh Sự Quán/ Đại Sứ Quán Mỹ để nộp đơn. Xem hướng dẫn TẠI ĐÂY.

Hỏi: Lệnh cấm nhập cư mới sửa đổi của Tổng thống Trump có ảnh hưởng đến con cái của công dân và thường trú nhân Mỹ không?

Trả lời: Tuyên bố của Tổng thống Mỹ – Donald Trump – về việc sửa đổi Sắc lệnh Hành pháp (Executive Order – EO) nhằm cấm một số người xin thị thực diện nhập cư và không nhập cư nhập cảnh vào nước Mỹ. Có một lệnh miễn trừ đã được ban hành cho con cái của các công dân và thường trú nhân Mỹ.

Sắc lệnh Hành pháp này, được đưa ra vào ngày 22 tháng 04 năm 2020  dưới tên gọi Tuyên bố tạm cấm nhập cảnh đối với những người nhập cư có khả năng là rủi ro cho Thị trường Lao động Mỹ trong Quá trình Phục hồi Nền Kinh tế sau Đại dịch Covid-19.  Tuyên bố này không làm ảnh hưởng đến con cái của của công dân Mỹ, nhưng vẫn đã được áp dụng lên con cái của các thường trú nhân Mỹ hợp pháp.

Theo sau Sắc lệnh ngày 22 tháng 04, một vụ kiện liên bang chống lại Chính quyền Trump đã được đệ trình lên Tòa án cấp quận tại Bang Oregon vào cuối tháng 05/ 2020, với mục đích bảo vệ các đương đơn của thị thực nhập cư đang còn là trẻ nhỏ và có khả năng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ lệnh cấm nhập cư này nếu họ không được cấp thị thực trước khi tròn 21 tuổi. Điều này đã dẫn tới việc mở rộng lệnh miễn trừ đang bảo vệ con cái của các công dân Mỹ khỏi ảnh hưởng của Sắc lệnh Thi hành để có thể áp dụng cho cả con cái của các thường trú nhân hợp pháp.

Hỏi: Cập nhật nào cho Hồ sơ xin visa diện K (hôn phu -hôn thê) trong đại dịch COVID-19?

Trả lời: Có hiệu lực từ ngày 28 tháng 8 năm 2020, để đảm bảo an toàn cho cơ quan lãnh sự khi hoạt động trở lại, diện visa K hiện nay đang được ưu tiên xử lý bởi các viên chức lãnh sự.

Đương đơn được khuyên rằng nên truy cập thường xuyên vào trang web của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Mỹ nơi gần mình nhất để biết thêm thông tin cập nhập về những dịch vụ đang được ưu tiên xử lý. Xem trang Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam ở đây.

Đơn I-129F ( mẫu đơn mở hồ sơ bảo lãnh diện  K1) dành cho hôn phu/ hôn thê là người nước ngoài thường sẽ có giá trị trong thời gian bốn tháng. Tuy nhiên, các viên chức lãnh sự hoàn toàn có quyền kéo dài thời gian có hiệu lực của đơn I-129F này lên bốn tháng nữa. Đối với hầu hết các trường hợp bị ảnh hưởng từ việc tạm dừng cung cấp dịch vụ từ cơ quan lãnh sự hoặc từ chính sách hạn chế đi lại do đại dịch COVID-19, sẽ không cần thiết phải làm lại đơn I-129F mới.

(Kornova – Tư Vấn Định Cư Mỹ)