Chọn Mục Tin: Tin tức
Cập Nhật Xây Dựng Dự Án Central Park Tower Tháng 10/2018
Nhận tin tức mới
Dự án Central Park Tower xây dựng đạt đến tầng 116 trên tổng chiều cao 131 tầng.
Tính đến cuối tháng 10/2018, tiến trình xây dựng đã hoàn tất:
- Kiến trúc thượng tầng đến tầng 116.
- Kết cấu xây dựng đến tầng 111.
- Cầu thang trụ tường đến tầng 89.
- Thang máy: Trục thang máy lên đến tầng 88; thang máy lên đến tầng 86.
- MEP: Tháp MEP cài đặt liên tục ở tầng 70-98.
- Tường màn treo từ tầng 71 đến 90.
- Tường vôi lên đến tầng 64.
- Bố cục tường lên đến tầng 94.
- Nội thất thô: tường khung lên đến tầng 67. Phòng tắm cài đặt hệ thống và thảm nhiệt trên tầng 43 và 45. Cài đặt hệ thống điện tầng 49. Kết cấu tường vôi tầng 55. Bắt đầu kết cấu tường vôi tầng 47 và 48.
- Mặt tiền khu vực cửa hàng bán lẻ: Bức màn tường: 10 lớp kính còn lại sẽ được thay thế. Mặt tiền đường số 57: các tấm phẳng và cong ở phía đông/phía tây của lối thông xe được lắp đặt, tiếp tục hoàn tất lối xe xuyên tòa nhà. Mặt tiền tầng 58: các tấm phẳng sẽ được lắp đặt trước ngày 1/12/18. Lối thông xe ngang khu vực cửa hàng được cài đặt trước 31/12/18.
Dự án Central Park Tower (CPT) chỉ còn 113 suất đầu tư – cơ hội đầu tư cùng tòa nhà dân cư cao nhất thế giới.
CPT đã nhận được 359 I-526 phê duyệt trong thời gian trung bình từ 9-14 tháng trên tổng số 487 I-526 đã nộp.
CPT đã có nhà đầu tư đầu tiên nhận Thẻ Xanh có điều kiện tháng 8/2018.
Những điểm ưu việt trong lựa chọn dự án
Dự án an toàn 3 quy trình quan trọng của chu trình EB5:
- An toàn phê duyệt I-526 :
- Dự án đã có phê duyệt bộ chứng từ mẫu I-925.
- 359 Hồ sơ I-526 của nhà đầu tư trong dự án đã nhận phê duyệt trong vòng 9-14 tháng.
- An toàn phê duyệt I-829: 6000 công việc tối thiểu yêu cầu đã đảm bảo hoàn thành cho nhà đầu tư.
- An toàn vốn:
- Khoản vay được đảm bảo từ tập đoàn.
- Dự án có đảm bảo hoàn thành với ngân hàng JP Morgan.
Nội dung tham khảo:
Canada Tăng Số Lượng Nhập Cư Lên 350,000 Người Vào Năm 2021
Nhận tin tức mới
Trong phiên điều trần tại Hạ viện, Bộ trưởng Di trú Ahmed Hussen có nói: “Hầu hết những người di dân mới sẽ giải quyết việc thiếu hụt những kỹ năng và khoảng trống trong thị trường lao động”
Công bố các mục tiêu nhập cư mới
Thứ tư vừa qua, Bộ trưởng bộ Di trú Ahmed Hussen cho biết: So với kế hoạch trong năm nay, Canada sẽ tiếp nhận thêm 40,000 người nhập cư vào năm 2021.
Mục tiêu cho số lượng người di dân mới đến Canada sẽ tăng lên đến 350,000, chiếm gần 1% dân số của đất nước. Đây cũng là một phần của kế hoạch nhập cư nhiều năm được cập nhật bởi chính phủ, bao gồm kế hoạch cho ba năm tới. Mục tiêu là tăng hàng năm và con số cho năm nay là 310,000, tính tất cả các hạng khách di dân mới đến.
Tăng dần để hệ thống xử lý hiệu quả
“Việc tăng dần cũng cần phải đặt ra để hệ thống di trú có thể xử lý những vấn đề này.” – Bộ trưởng Di trú Ahmed Hussen nói.
Đại đa số những người mong muốn định cư Canada, những người di dân mới đang theo học các chương trình kinh tế để giải quyết vấn đề thiếu hụt kỹ năng và nhân lực trong thị trường lao động. Ông Hussen cho rằng chương trình kinh tế là rất cần thiết ở nhiều khu vực trên toàn quốc, vốn đang thiếu công nhân lao động và dư thừa người già. “Nhu cầu về lực lượng công nhân là rất lớn’, “Ở một số vùng, sự thiếu hụt về lực lượng công nhân là rất lớn”, ông nói. “Kế hoạch này làm cho chúng ta có sức cạnh tranh cao trên thị trường lao động toàn cầu. Nó cho phép chúng ta tiếp tục cạnh tranh, tiếp tục giới thiệu Canada như một đất nước luôn mở rộng chào đón và xác định chúng ta tiếp tục trở thành một đất nước dẫn đầu trong lĩnh vực thu hút kỹ năng.”
Nhiều người ủng hộ chương trình di dân và các nhóm kinh tế đã kêu gọi tăng số lượng nhập cư lớn hơn cho Canada. Thậm chí trong một báo cáo vào năm 2016, Hội đồng tư vấn kinh tế của chính phủ còn đề nghị tiếp nhận 450,000 người trong một báo cáo vào năm 2016. Hussen cho biết chính phủ Đảng Tự Do đang thực hiện một phương pháp đo lường, lưu ý sự cần thiết phải đảm bảo những người mới đến có điều kiện tiếp cận các dịch vụ an cư phù hợp. “Các vị cần có khả năng cung cấp chỗ ở cho họ, Quý vị cần có khả năng ổn định cho họ, Quý vị cần có khả năng cung cấp các dịch vụ hội nhập,” ông nói.
Kể từ khi nhậm chức, Chính phủ Thủ tướng Trudeau đã tăng tài trợ cho các dịch vụ an cư lên 30%, nhưng nếu kế hoạch nhập cư đã tăng lên đáng kể, điều này sẽ đòi hỏi phải tăng thêm kinh phí, Hussen nói thêm. “Vấn đề tăng dần cũng cần phải đặt ra để hệ thống di trú của chúng ta có thể xử lý những điều này: các cộng đồng có khả năng tiếp nhận họ và các đối tác nhập cư địa phương có thể thực hiện công việc của họ,” ông nói. “Chúng ta không thể thực hiện số lượng 450,000 cùng một lúc. quý vị cần phải xây dựng từ từ cho đến con số đó.”

Số người di dân toàn cầu tăng cao thời gian qua
Trong khi đó, với số người di dân toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, 68.5 triệu trong năm ngoái, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn đã kêu gọi các nước trên thế giới nỗ lực nhiều hơn để giúp đỡ những người bị đẩy ra khỏi quê nhà do chiến tranh, bạo lực và khủng bố. Canada có kế hoạch tăng dần số lượng người tị nạn, trong đó, họ chấp nhận những người theo diện chương trình nhân đạo, đoàn tụ gia đình và diện tài trợ từ 43,000 cho đến 51,700 định cư Canada 2019. Tuy nhiên, phần lớn tỷ lệ nhập cư mới theo kế hoạch nhập cư của Canada – 72% – sẽ được phân bổ cho các chương trình kinh tế vào năm 2021. Hussen nói ông thừa nhận rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa để giúp người tị nạn trên khắp thế giới, và cho biết ông nỗ lực mỗi ngày để tăng số lượng người tị nạn mà Canada tiếp nhận. Ông cũng lưu ý rằng Canada đã “xuất khẩu” chương trình của mình cho phép các tư nhân tài trợ cho người tị nạn đến một số quốc gia khác mà trước đây không cung cấp một chương trình như thế.
“Vương quốc Anh đã thực hiện phiên bản riêng theo chương trình của Canada, cùng với Ireland và Đức được thiết lập để sớm thực hiện như vậy. Gói tài trợ bổ sung cũng đã được dành riêng cho việc đưa 1,000 phụ nữ dễ bị tổn thương và những em gái tị nạn đến Canada trong hai năm tới.” Hussen nói.
Nguồn: CBC.CA
Định Cư Mỹ – Lịch Thị Thực Tháng 12/2018
Nhận tin tức mới
Vào ngày 13/11/2018, Bộ Ngoại giao Mỹ – Cục Lãnh sự đã thông tin chính thức lịch cấp thị thực trong tháng 12/2018.
Diện bảo lãnh gia đình
- F-1: Bảo lãnh con độc thân của công dân Mỹ.
- F-2A: Bảo lãnh vợ/ chồng & con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân Mỹ.
- F-2B: Bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân Mỹ.
- F-3: Bảo lãnh con đã kết hôn của công dân Mỹ.
- F-4: Bảo lãnh anh/chị/em ruột của công dân Mỹ.
Bảng A – Ngày thụ lý đơn
Diện bảo lãnh gia đình |
Các khu vực khác |
Trung Quốc | Ấn Độ | Mexico | Philippines |
F-1 | 08/08/2011 | 08/08/2011 | 08/08/2011 | 01/08/1997 | 15/02/2007 |
F-2A | 08/10/2016 | 08/10/2016 | 08/10/2016 | 22/09/2016 | 08/10/2016 |
F-2B | 15/02/2012 | 15/02/2012 | 15/02/2012 | 08/06/1997 | 08/06/2007 |
F-3 | 01/08/2006 | 01/08/2006 | 01/08/2006 | 22/12/1995 | 08/07/1995 |
F-4 | 22/04/2005 | 22/04/2005 | 08/06/2004 | 08/02/1998 | 15/07/1995 |
Bảng B – Ngày tiếp nhận đơn
Diện bảo lãnh gia đình |
Các khu vực khác |
Trung Quốc | Ấn Độ | Mexico | Philippines |
F-1 | 08/03/2012 | 08/03/2012 | 08/03/2012 | 22/04/1999 | 15/02/2008 |
F-2A | 01/12/2017 | 01/12/2017 | 01/12/2017 | 01/12/2017 | 01/12/2017 |
F-2B | 22/03/2014 | 22/03/2014 | 22/03/2014 | 01/08/1997 | 15/12/2007 |
F-3 | 08/01/2007 | 08/01/2007 | 08/01/2007 | 08/10/1999 | 01/06/1997 |
F-4 | 01/02/2006 | 01/02/2006 | 01/01/2005 | 15/09/1998 | 22/04/1997 |
Diện việc làm
- EB-1: Lao động ưu tiên: chiếm 28.6% mức toàn cầu, cộng thêm số lượng visa không sử dụng diện EB-4, EB-5.
- EB-2: Lao động có bằng cấp cao và khả năng vượt trội: chiếm 28.6% mức toàn cầu, cộng thêm số lượng visa không sử dụng diện EB-1.
- EB-3: Lao động tay nghề và các lao động khác: chiếm 28.6% mức toàn cầu, cộng thêm số lượng visa không sử dụng diện EB-1, EB-2, không vượt quá 10,000 visa cho khối “lao động khác”.
- EB-4: Di dân đặc biệt: chiếm 7.1% mức toàn cầu.
- EB-5: Khối tạo việc làm: chiếm 7.1% mức toàn cầu, không dưới 3,000 visa dành cho nhà đầu tư vào các khu vực vùng nông thôn và có tỷ lệ thất nghiệp cao, và 3,000 visa dành cho nhà đầu tư vào các trung tâm khu vực theo luật Sec. 610 of Pub. L. 102-395.
Bảng A – Ngày thụ lý đơn
Trên bảng dưới đây, ngày cho từng chương trình chỉ rõ lượng tồn đọng thụ lý; “C” có nghĩa là đang thụ lý hồ sơ hiện tại, điều này có nghĩa là số lượng visa có sẵn cho tất cả các ứng viên đủ chuẩn; và “U” nghĩa là không có sẵn, điều này có nghĩa là không có sẵn lượng visa được cấp. (Lưu ý: lượng visa có sẵn chỉ dành cho những hồ sơ mà ngày ưu tiên sớm hơn ngày hạn mức theo danh sách dưới đây.)
Diện việc làm |
Các khu vực khác |
Trung Quốc | El Salvador Guatemala Honduras |
Ấn Độ | Mexico | Philippines | Việt Nam |
EB-1 | 01/07/2017 | 01/09/2016 | 01/07/2017 | 01/09/2016 | 01/07/2017 | 01/07/2017 | 01/07/2017 |
EB-2 | C | 01/07/2015 | C | 01/04/2009 | C | C | C |
EB-3 | C | 08/06/2015 | C | 01/03/2009 | C | 15/06/2017 | C |
Lao động không có tay nghề | C | 01/06/2007 | C | 01/03/2009 | C | 15/06/2017 | C |
EB-4 | C | C | 22/02/2016 | C | 01/01/2017 | C | C |
Lao động tôn giáo đặc biệt | C | C | 22/02/2016 | C | 01/01/2017 | C | C |
EB-5 đầu tư trực tiếp |
C | 22/08/2014 | C | C | C | C | 01/05/2016 |
EB-5 đầu tư qua trung tâm vùng |
C | 22/08/2014 | C | C | C | C | 01/05/2016 |
Theo bảng trên, trung tâm thị thực quốc gia Mỹ (NVC) hiện đang cấp visa cho nhà đầu tư EB-5 trực tiếp và gián tiếp của Việt Nam có Ngày Ưu Tiên trước ngày 01/05/2016, tăng 3 tháng so với lịch cấp thị thực tháng trước.
B – Ngày tiếp nhận đơn
Diện việc làm |
Các khu vực khác |
Trung Quốc | El Salvador Guatemala Honduras |
Ấn Độ | Mexico | Philippines |
EB-1 | 01/06/2018 | 01/10/2017 | 01/06/2018 | 01/10/2017 | 01/06/2018 | 01/06/2018 |
EB-2 | C | 08/09/2015 | C | 22/05/2009 | C | C |
EB-3 | C | 01/12/2015 | C | 01/01/2010 | C | 01/08/2017 |
Lao động không có tay nghề | C | 01/06/2008 | C | 01/01/2010 | C | 01/08/2017 |
EB-4 | C | C | 01/05/2016 | C | C | C |
Lao động tôn giáo đặc biệt | C | C | 01/05/2016 | C | C | C |
EB-5 đầu tư trực tiếp |
C | 01/10/2014 | C | C | C | C |
EB-5 đầu tư qua trung tâm vùng |
C | 01/10/2014 | C | C | C | C |
Định Cư Mỹ – Lịch Thị Thực Tháng 05/2018
Nhận tin tức mới
Bộ Ngoại giao Mỹ – Cục Lãnh sự đã phát hành Lịch thị thực tháng 05/2018.
Theo đó NVC chỉ đang cấp visa cho nhà đầu tư EB-5 trực tiếp hay gián tiếp của Việt Nam có Ngày Ưu Tiên trước ngày 22/07/2014. NVC thông báo do lượng hồ sơ EB-5 của Việt Nam đang dùng gần hết hạn mức thị thực (quota visa) hàng năm nên NVC cần thiết để Ngày Xét Duyệt Visa để quản lý số lượng visa còn lại của năm tài chính 2018. Cũng theo dự báo của NVC, Ngày Xét Duyệt cấp visa này có thể vẫn sẽ áp dụng trong tương lai.
Mỗi năm Việt Nam có hạn mức thị thực (quota) cho visa EB-5 là 696 visa (bao gồm nhà đầu tư EB-5 và vợ/chồng cùng các con của nhà đầu tư).
Như vậy hồ sơ các nhà đầu tư EB-5 đang nằm ở NVC vẫn có thể được cấp visa nếu chưa dùng hết lượng quota này cho đến 30/09/2018. Bắt đầu từ tháng 10/2018, các nhà đầu tư EB-5 Việt Nam sẽ được cấp visa dựa vào hạn mức (quota) mới cho năm tài chính 2019 của Mỹ.
Hy Lạp Là Điểm Đầu Tư Kinh Doanh Hấp Dẫn Của Châu Âu & Địa Trung Hải
Nhận tin tức mới
Bộ trưởng Du lịch Hy Lạp, bà Elena Kountoura cho biết: Hy Lạp hiện đang là một cơ hội đầu tư kinh doanh du lịch và bất động sản hấp dẫn nhất ở khu vực Địa Trung Hải và Châu Âu .

Trong bài phát biểu phát biểu tại Diễn đàn địa ốc & khách sạn Địa Trung Hải (MR&H) ở thủ đô Athens, Bộ trưởng Kountoura đã khuyến khích các nhà đầu tư Hy Lạp và nước ngoài nên nắm bắt ngay giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ này để thực hiện đầu tư vào ngành du lịch Hy Lạp.
Bà nhấn mạnh rằng chính phủ Hy Lạp đang khuyến khích các nhà đầu tư tiến hành việc định cư và kinh doanh tại đây vì thế và sẽ cung cấp một môi trường kinh doanh thân thiện hơn , giảm thiểu và đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong giai đoạn thiết lập công việc kinh doanh, cũng như hỗ trợ các nhà đầu tư trong suốt quá trình thực hiện việc đầu tư tại Hy Lạp.
Ngoài ra, Bộ trưởng Kountoura cũng chia sẻ các dự báo của các tổ chức quốc tế, như Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế Giới (WTTC), về sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ của thị trường trong nước và quốc tế đối với ngành du lịch của Hy Lạp với các khoản đầu tư lớn trong năm 2019. “Nhu cầu du lịch Hy Lạp tăng cao đã thu hút các nhà đầu tư mua đất tại đây để đầu tư và thực hiện các kế hoạch đầu tư mới vào ngành du lịch”.
Bộ trưởng Elena Kountoura cũng cho biết về sự bùng nổ của số lượng khách du lịch trong những năm gần đây và đặc biệt là vào năm 2018 chính là nhờ vào chính sách du lịch quốc gia của Bộ Du Lịch hoạt động đề ra và đưa vào hoạt động từ năm 2015.
Theo một cuộc khảo sát gần đây , Hy Lạp , cùng với Tây Ban Nha và Ý đang xếp hạng Top 3 các quốc gia hấp dẫn nhất ở Địa Trung Hải cho các nhà đầu tư.
Chương trình đầu tư định cư Hy Lạp hiện có chi phí đầu tư và thực hiện chương trình thấp nhất trong khối Châu Âu. Chương trình đầu tư này mang lại quyền thường trú cho cả 3 thế hệ trong gia đình nhà đầu tư ( bao gồm cha & mẹ của hai bên vợ/chồng nhà đầu tư cùng các con phụ thuộc dưới 21 tuổi).
Quý khách có nhu cầu tư vấn chương trình định cư Hy Lạp, vui lòng liên hệ:
Ms. Thiện Nguyễn – Tel: (028) 38.290.430 hoặc Email: vietnam@kornova.com
Giới Thiệu Tổng Quan Về Châu Âu
Nhận tin tức mới
1. TỔNG QUAN VỀ CHÂU ÂU
Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu, diện tích 10,355,000km2. Châu Âu cũng là một bán đảo khổng lồ của lục địa Á – Âu, vì ba mặt của nó là biển. Các bán đảo lớn là Scandinavia, bán đảo Iberia, bán đảo Italy, bán đảo Balkan. Châu Âu cũng bao gồm nhiều đảo ngoài khơi, nổi tiếng nhất là Iceland, đảo Anh, đảo Sardinia, Sicily và đảo Crete.
Phía bắc Châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng. Các nhà địa lý hiện đại thường xem dãy Ural, sông Ural, một phần của biển Caspian và dãy Caucasus hình thành biên giới chính giữa châu Âu và châu Á.
Điểm cực Bắc Châu Âu nằm ở mũi Nordkinn của Na Uy, cực Nam nằm ở Punta de Tarifa gần eo Gibraltar, phía nam Tây Ban Nha. Từ tây sang đông Châu Âu chạy từ Cabo da Roca, Bồ Đào Nha, đến sườn đông bắc của dãy Ural, Nga.
Bờ biển Châu Âu dài 43,000km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền. Các biển nhỏ trải từ đại dương vào bên trong lục địa như Bắc Hải, biển Baltic, Biển Đen, Biển Trắng. Nhiều biển có những đường nối nổi tiếng: Eo Gibraltar nối Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, eo biển Anh nối Đại Tây Dương và Bắc Hải.
2. KHÍ HẬU
Châu Âu có thể chia làm 3 miền khí hậu :
- Miền khí hậu cực và cận cực: Miền bờ biển Bắc Băng Dương và các đảo phía bắc có khí hậu cực và cận cực. Mùa đông ở đây lạnh lẽo, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Mùa hạ ngắn và mát, trời luôn có mây và mưa nhỏ. Nhiệt độ quanh năm rất thấp, nước bốc hơi chậm nên phần lớn đất đai trở nên ẩm thấp nhiều nơi biến thành đầm lầy rất thích hợp cho việc đầu tư định cư tại đây.
- Miền khí hậu ôn đới: gồm:
- Miền khí hậu ôn đới hải dương : Các nước vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương. Song tùy theo vị trí từng miền so với đại dương, tính chất khí hậu có khác nhau : Miền quần đảo Anh, miền bờ biển phía tây bán đảo Scandinavia, bán đảo Jutland, Pháp v.v… có khí hậu ôn đới hải dương điển hình. Mùa đông ấm, mùa hạ mát mẻ. Nhiệt độ trung bình tháng giêng thường trên 0oC. Mưa nhiều và mưa quanh năm, lượng mưa trên 2,000mm/năm, tập trung nhiều vào mùa thu và đông. Còn vào sâu trong nội địa như miền Đông Pháp, Đức, Ao, Czech, Slovakia, Ba Lan v.v… và một phần phía nam Thụy Điển, khí hậu ôn đới hải dương giảm dần và tính chất khí hậu ôn đới lục địa bắt đầu tăng lên. Đó là miền khí hậu trung gian, mùa đông không lạnh lắm nhưng cũng không ôn hoà mát mẻ như bờ biển Tây Âu.
- Miền khí hậu ôn đới lục địa : Phần lớn khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa với đặc điểm là mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Càng sang phía đông tính chất khắc nghiệt của khí hậu lục địa càng biểu hiện rõ rệt. Mùa đông lạnh và kéo dài. Thỉnh thoảng có những đợt khí lạnh từ phương bắc tràn xuống, đôi khi xuống tận miền nam, thời tiết lạnh dữ dội. Ban đêm nhiệt độ xuống -20, -30oC, có khi còn thấp hơn nữa. Mùa hạ nóng và khô, nhất là miền Đông Nam đồng bằng Nga nên có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
- Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải :Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt đới khô với đặc điểm là mùa hạ nóng gay gắt, khô khan, mùa đông mát dịu và mưa nhiều. Trong mùa đông, các khối khí lạnh từ phương bắc tràn xuống bị hệ thống núi Alps và Carpathians ngăn lại nên trong thời gian này Nam Âu không lạnh bằng các miền khác ở Châu Âu. Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 5 đến 10oC. Đôi khi gió lạnh cũng có thể tràn xuống làm cho nhiệt độ giảm nhanh. Ngược lại mùa hạ có các đợt gió nóng từ phương nam tràn lên, khí hậu rất khô bầu trời luôn trong xanh. Nhiệt độ trung bình tháng bảy khoảng 25oC. Tuy nhiên lượng mưa miền này khá phong phú, khoảng 1,000mm/năm. Hầu hết rơi vào mùa thu-đông, mùa hạ thường sinh hạn hán.
NHẬN TƯ VẤN DI TRÚ MIỄN PHÍ
|
3. DÂN TỘC, NGÔN NGỮ & TÔN GIÁO
Dân châu Âu phần lớn thuộc chủng tộc Europeoi khác người Châu Á và Châu Phi về màu da, màu mắt và màu tóc. Ngoài ra, họ cũng khác nhau về chiều cao, trọng lượng, hình dáng của đầu, loại tóc và một số đặc điểm khác.Người Âu có màu da từ trắng đến ngâm đen, tóc nhiều màu, vóc người từ cao đến trung bình, mũi cao, tóc gợn sóng, nhiều lông và rậm râu.
Các quốc gia đầu tư định cư tại Châu Âu thường gồm một tộc người chính, như người Đức của nước Đức và người Pháp của Pháp. Vài quốc gia, đặc biệt ở Trung và Nam Âu có lượng lớn người thiểu số và đa số quốc gia chỉ có các nhóm nhỏ, như dân tộc Basques của Tây Ban Nha và người Saami của Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan. Ngoài ra, còn có nhiều dân tộc khác như người Á Thổ Nhĩ Kỳ, Phi châu và Arab sống ở Tây Âu.
Có ba nhóm ngôn ngữ chính ở Châu Âu:
- German (Khu vực Tây bắc và một phần Trung Âu. Thuộc về nhóm này có Anh, Iceland, Đức, Ao, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Luxemboure. Tôn giáo chính trong khu vực này là đạo Tin Lành. Mặc dù ở một số nước đa phần dân chúng theo đạo Thiên chúa (đặc biệt là Áo).
- Nhóm La Tin gồm có các dân tộc sống ở phía nam và tây nam Châu Âu, ngoại trừ Romania và Moldova. Thuộc về nhóm này có người Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Romania, Moldova. Phần lớn khu vực này theo đạo Công giáo.
- Slav sinh sống chủ yếu ở phía đông, một phần phía nam và miền trung tâm. Thuộc về nhóm này có Ukraine, Ba Lan, Nga, Belarus, Czech, Slovakia, Slovenia, Bosnia – Herzegovina, Croatia, Serbia, Montenegro, Macedonia, Bulgaria. Tôn giáo chính là Cơ Đốc Chính thống giáo, Công giáo và cả Hồi giáo.
- Ngoài ra còn có các ngôn ngữ khác gồm: Hy Lạp, Albania, Celtic, Basques và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người châu Âu sử dụng tiếng Anh hay tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai.
4. KINH TẾ
Châu Âu từ lâu đã dẫn đầu thế giới về hoạt động kinh tế. Là cái nôi của khoa học hiện đại và cuộc cách mạng công nghiệp, Châu Âu đã đạt được sự ưu việt về kỹ thuật hơn các vùng còn lại của thế giới chính vì vậy đã mang lại địa vị thống trị cho Châu Âu vào thế kỷ XIX.
Cuộc cách mạng công nghiệp, bắt đầu từ Anh vào thế kỷ XVIII và từ đó lan đi khắp thế giới, là sự biến đổi bao gồm việc sử dụng máy móc phức tạp đưa đến sự gia tăng lớn lao các sản phẩm nông nghiệp và các hình thức mới của tổ chức kinh tế.
Sự thúc đẩy quan trọng cho việc phát triển từ giữa thế kỷ XX là hình thức tổ chức siêu quốc gia như Liên Minh Châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.
5. Y TẾ
Chăm sóc sức khỏe ở Châu Âu là một hệ thống theo tiêu chuẩn ở cấp quốc gia của từng nước. Các hệ thống này chủ yếu được tài trợ từ nguồn thuế (dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu) nên bạn không phải lo lắng nếu đang có dự định đầu tư định cư tại nơi này.
Hệ thống y tế tư nhân được tài trợ từ các cá nhân đóng góp thêm cho 1 phần chi phí hoặc do cá nhân tự thanh toán toàn bộ chi phí chăm sóc y tê của các người tham gia. Các dịch vụ này không được tài trợ từ nguồn thuế.
Nhiều quốc gia Châu Âu (và các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu) cung cấp cho công dân họ Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Châu Âu, dựa trên cơ sở đối ứng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm điều trị y tế khẩn cấp trong những trường hợp các công dân gặp vấn đề về y tế khi đang lưu trú các nước Châu Âu tham gia khác.
6. GIÁO DỤC
Châu Âu được đánh giá là nơi có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển và môi trường học thuật. Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển là những nơi có môi trường giáo dục tiên tiến. Điển hình như Đức có chất lượng giáo dục, Đức đứng thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Anh và Canada.
Các trường đại học ở Châu Âu từ lâu đã nổi tiếng về tiêu chuẩn giáo dục cao, môi trường nghiên cứu hiện đại. Bằng cấp của các cơ sở giáo dục tại đây được các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới được công nhận đánh giá rất cao.
Châu Âu đầu tư cho hệ thống giáo dục cả về nghiên cứu và ứng dụng. Tổng cộng có hơn 4.000 cơ sở giáo dục bậc cao tại Châu Âu cung cấp rất nhiều khóa học đa dạng ở cấp cử nhân, cao học và tiến sĩ.
Nhằm khuyến khích và chào đón sinh viên quốc tế, nhiều cơ sở giáo dục Châu Âu hiện nay đã sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy của một số chương trình học. Các khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh được cung cấp trong rất nhiều ngành từ Kinh tế và Kinh doanh (hiện phổ biến nhất, chiếm khoảng 28% số chương trình cao học giảng dạy bằng tiếng Anh ở Châu Âu) đến Kỹ thuật, Khoa học Tự nhiên (kể cả dược), Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ngoại trừ Anh thì hầu như các trường ĐH tại các nước Châu Âu đều có mức học phí thấp hoặc hoàn toàn miễn phí. Bởi tại đây, giáo dục được coi là một quyền cơ bản và tất yếu. Chính vì thế ngành giáo dục tại châu lục này được chú trọng và đầu tư rất cao. Chính phủ các nước tại đây luôn nỗ lực kết hợp với hơn 6.000 trường đại học và tổ chức giáo dục để có những khóa học, chương trình học phù hợp với tối đa lượng người theo học và điều đặc biệt là ưu tiên cho diện đầu tư định cư.
Với sự ưu tiên tối đa cho giáo dục, nhiều trường trong số các nước Châu Âu không tính học phí cho cả học sinh bản địa lẫn học sinh quốc tế hoặc tính một lượng phí thấp. Đức, Phần Lan hay Hà Lan là những ví dụ tiêu biểu. Chưa kể, các quốc gia này cũng thường xuyên cấp học bổng cho sinh viên quốc tế.
(Kornova – Tư Vấn Định Cư Châu Âu)