Hiện nay nhu cầu thu hút các doanh nhân và cá nhân có tay nghề cao chủ yếu trong ngành công nghệ đang ngày một gia tăng tại nhiều quốc gia. Theo Báo cáo thu hút nhân tài của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Canada và Mỹ tiếp tục là những lựa chọn nhập cư hàng đầu của giới doanh nhân và trí thức tay nghề cao.
Các cá nhân là doanh nhân hoặc giới trí thức tay nghề cao giờ đây có nhiều sự lựa chọn nhập cư hơn với các chính sách khuyến khích nhập cư từ một số quốc gia như Canada, Nhật Bản bên cạnh Hoa Kỳ vốn là điểm đến yêu thích từ trước đến nay. Canada và Nhật Bản thời gian gần đây đã công bố về những thay đổi đáng kể trong chính sách nhập cư và chương trình thị thực khởi nghiệp để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của mình. Cụ thể trong quý 2/2023 Canada đã thông báo về chính sách tăng cường tính linh hoạt trong chương trình thị thực khởi nghiệp, cung cấp giấy phép làm việc mở dài hạn hơn, chương trình thu hút nhân tài cho sáu nhóm ngành cụ thể của chương trình Express Entry và các chính sách tìm kiếm Tài năng toàn cầu.
Theo Báo cáo Thu hút nhân tài năm 2023 của OECD, một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của nhóm doanh nhân và trí thức tay nghề cao sẽ bao gồm cơ hội kinh doanh, thu nhập và thuế, và chất lượng cuộc sống. Sự hấp dẫn đối với các doanh nhân khởi nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như các quy định, khả năng tiếp cận vốn mạo hiểm, điều kiện thị trường.
Canada – điểm đến hàng đầu của OECD cho các nhà khởi nghiệp
Từ năm 2019 đến nay, Canada vẫn được OECD lựa chọn là điểm đến hàng đầu nhờ các chính sách thân thiện và chào đón doanh nhân, trí thức nước ngoài. Khi nộp đơn vào chương trình Visa Khởi nghiệp (SUV) của Canada, người nộp đơn chỉ phải chứng minh được một ý tưởng khởi nghiệp khả thi thay vì phải điều hành một công ty khởi nghiệp đã hoạt động kinh doanh thành công. Đương đơn tham gia chương trình SUV có thể nhận quyền thường trú ngay khi hồ sơ được phê duyệt.
Mỹ vẫn là điểm đến thu hút của giới khởi nghiệp và trí thức trình độ cao
Mỹ là điểm đến hấp dẫn thứ hai đối với các doanh nhân khởi nghiệp do tại Mỹ đã có lịch sử lâu dài trong việc đón nhận các doanh nhân khởi nghiệp nước ngoài. Trên thực tế theo báo cáo của OECD, tính đến năm 2023, 55% công ty khởi nghiệp thành công nhất tại Mỹ được thành lập bởi những người nhập cư. Tuy nhiên các loại thị thực dành cho nhóm doanh nhân khởi nghiệp và trí thức tay nghề cao thường chỉ được cấp dưới dạng thị thực việc làm có thời hạn, và người phụ thuộc của nhóm này cũng có hạn chế khi muốn tham gia vào thị trường lao động tại Mỹ. Người sở hữu các thị thực việc làm này thường không có con đường trực tiếp để trở thành thường trú nhân theo khuôn khổ pháp lý hiện hành ở Mỹ, thay vào đó họ cần phải theo đuổi các loại thị thực khác để trở thành thường trú nhân sau khi hết hạn thị thực việc làm/khởi nghiệp – thường được cấp tối đa 5 năm.
Khi đó chương trình EB-5 được xem là một trong những giải pháp tốt nhất để hoàn thiện lộ trình trở thành thường trú nhân Mỹ của những nhóm này. Với chương trình EB-5 mới, những nhà đầu tư EB-5 hiện đang ở Mỹ có thể nộp đồng thời 04 mẫu đơn: I-526 (đơn xin thị thực EB-5), I-485 (điều chỉnh tình trạng thành đơn xin thường trú nhân), I-131 (được gọi là giấy phép đi lại hoặc giấy thông hành tạm trước) và I-765 (đơn xin phép làm việc). Hiện tại thời gian xử lý cho hai đơn cho phép làm việc và đi lại ngắn hơn đáng kể so với thời gian xét duyệt I-526 giúp nhà đầu tư EB-5 có thể làm việc và đi du lịch trong vài tháng mà không phải đợi USCIS phê duyệt đơn I-526.
Với 17 năm kinh nghiệm tư vấn định cư tiên phong và uy tín tại Việt Nam,
Kornova đã hỗ trợ thành công cho hơn 2,500 gia đình Việt Nam định cư tại Mỹ, Canada, Châu Âu.
Để được tư vấn chi tiết về giải pháp và định hướng hồ sơ EB5 cùng đội ngũ Luật sư di trú Miller Mayer, vui lòng liên hệ
Tel: (028) 3829 0430 | Email: vietnam@kornova.com