Trở thành công dân Canada là bước cuối cùng và là đặc quyền của Thường trú nhân nước này. Vậy đâu là yếu tố khiến việc lấy được quốc tịch Canada trở thành một mong muốn của hầu hết thường trú nhân Canada và cả các công dân quốc gia khác? Đồng thời, trở thành công dân Canada thì có những quyền lợi gì? Mời các anh chị cùng Kornova tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Có hơn 80% thường trú nhân (PR) Canada nộp đơn xin nhập quốc tịch khi họ đủ điều kiện. Trên thực tế mỗi thường trú nhân dựa trên các yếu tố thông thường để cân nhắc việc nhập tịch Canada như: việc cho phép song tịch của quốc gia xuất xứ và các chính sách thuế. Nếu không có trở ngại gì thì việc trở thành công dân Canada mang đến cho các thường trú nhân nhiều quyền lợi và đặc quyền sau.
Sự đảm bảo về quyền công dân
Quyền công dân Canada trên thực tế rất khó để bị tước bỏ, đặc biệt là sau những cải cách năm 2017 của chính phủ Trudeau. Thường trú nhân (PR) sau khi có quốc tịch Canada không cần phải tích cực làm bất cứ điều gì, hoặc phải bảo đảm thời gian sinh sống tại Canada để duy trì quốc tịch như theo quy định.
Quyền đi lại
Hộ chiếu Canada luôn nằm trong bảng xếp hạng các hộ chiếu quyền lực với thứ hạng cao trong TOP. Công dân Canada có thể đến thăm hầu hết các quốc gia trên thế giới mà không cần thị thực, hoặc sẽ nhận thị thực điện tử (ETA) khi đến quốc gia đó. Danh mục các quốc gia miễn thị thực cho công dân Canada bao gồm các quốc gia như Mỹ, Vương quốc Anh và các nước Schengen – phần lớn các thành viên Liên minh Châu Âu.
Theo bảng xếp hạng hộ chiếu của Henley & Partners năm 2021, Canada xếp thứ 9 trên tổng số 199 hộ chiếu trong báo cáo. Hộ chiếu Canada cũng cho phép người sở hữu nó quyền được hiến pháp bảo vệ để nhập cảnh, ở lại và rời khỏi Canada.

Lợi ích và quyền lợi cho trẻ em
Một công dân Canada có thể truyền quyền công dân cho con cháu của mình. Bất kỳ ai sinh ra ở Canada đều có quốc tịch Canada. Tuy nhiên, chỉ một công dân mới có thể tự động chuyển quyền công dân của họ cho trẻ em sinh ra bên ngoài Canada.
Cơ hội việc làm
Một số công việc, hoặc những vị trí đặc biệt nhạy cảm trong chính phủ hoặc an ninh chỉ ưu tiên hoặc dành riêng cho những người là công dân Canada.
Hai quốc tịch
Canada cho phép song tịch. Điều này có nghĩa Canada sẽ cho phép một người trở thành công dân Canada, trong khi vẫn giữ quốc tịch khác của họ. Đây là ích lợi to lớn cho các nhà đầu tư cùng gia đình khi có thể đảm bảo công việc kinh doanh và thuận lợi cho việc cư trú giữa hai quốc gia họ sở hữu song tịch.
Xem thêm: Định Cư Canada Cho Người Có Kinh Nghiệm Ngành Tài Chính Ngân Hàng, Nhân Sự, Quảng Cáo Tiếp Thị

Tham gia chính trị
Hiến pháp Canada đảm bảo chỉ công dân Canada mới có quyền bầu cử hoặc ứng cử vào Quốc hội liên bang. Không giống như Mỹ, Canada không đặt ra bất kỳ rào cản nào đối với một người không phải là công dân Canada từ lúc sinh ra, trở thành người đứng đầu Chính phủ. Tuy nhiên, để tham gia đầy đủ vào cuộc sống dân chủ của Canada, bạn phải có quốc tịch.
Chủ nghĩa tượng trưng
Đối với nhiều người, trở thành công dân là cách đầy đủ và cuối cùng để gia nhập “gia đình Canada”. Các buổi lễ nhập tịch thường là những sự kiện gây xúc động sâu sắc cho những người tham gia và những người thân yêu của họ.
Chính phủ Canada nhất quán chính sách chào đón người nhập cư từ khắp nơi trên Thế giới và đề cao vai trò của người nhập cư trong phát triển kinh tế đất nước. Kế hoạch tiếp nhận hơn 1 triệu người nhập cư trong giai đoạn từ nay đến năm 2023 đang được Chính phủ Canada thực hiện với rất nhiều nỗ lực. Vi thế, nếu quyết định chọn Canada làm điểm đến an cư của gia đình, hãy liên hệ Kornova ngay để được lắng nghe tư vấn các giải pháp định cư hoàn thiện nhất cho gia đình bạn.
Liên hệ đăng ký tư vấn – Tel: (028) 3829 0430 / Email: vietnam@kornova.com
(Cre: CIC News)
Xem thêm:
- Top 5 Cách Định Cư Canada Có Tỷ Lệ Thành Công Cao Nhất Năm 2021
- Kế Hoạch Tiếp Nhận Người Nhập Cư Canada Mới Trong Năm 2021 Đang Triển Khai Ổn Định
- Cập Nhật Hướng Dẫn Mới Đối Với Người Sở Hữu Giấy Xác Nhận Thường Trú Canada Hết Hạn
- VIDEO | CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH CƯ DOANH NHÂN CANADA “TỈNH BANG ĐẢO HOÀNG TỬ – PEI”