Theo thông tin mới được công bố, Chính phủ Mỹ đã quyết định giữ nguyên quy định về thị thực khởi nghiệp (International Entrepreneur Rule) cho người nước ngoài. Đây là chính sách được Bộ An ninh Nội địa (DHS) khôi phục sau một thời gian chương trình này bị trì hoãn và “nằm trên giấy” trong nhiều năm.
Chương trình Visa khởi nghiệp Mỹ (IER) được giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 17/01/2017 và lẽ ra sẽ có hiệu lực sau sáu tháng. Tuy nhiên, DHS đã trì hoãn việc triển khai, đến ngày 29/05/2018 thì cơ quan này công bố thông báo loại bỏ hoàn toàn chương trình. Dư luận sau đó hầu hết đều phản ánh việc dừng chương trình sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ, mà còn đối với cả sự đổi mới và tinh thần kinh doanh ở nước này.
Tuy nhiên đến tháng 05/2021 Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) đã thông báo về việc DHS sẽ rút lại thông báo chính thức về việc loại bỏ chương trình Visa Khởi nghiệp. Thông báo mới này có hiệu lực kể từ ngày 11/05/2021. Thông báo của USCIS được đưa ra phù hợp với các cải cách lệnh hành pháp gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với hệ thống nhập cư.
Quyền Giám đốc Cục Di Trú Mỹ (USCIS) – Tracy Renaud – cho biết: “Chương trình Visa khởi nghiệp đi đôi với việc hoan nghênh tinh thần kinh doanh ở Mỹ và USCIS khuyến khích những người đủ điều kiện tận dụng cơ hội tham gia chương trình.”
Việc tái khởi động chương trình IER sẽ tạo ra sự thúc đẩy nhiều hơn nữa việc cấp visa cho tất cả các doanh nhân nước ngoài quan tâm đến việc thành lập các công ty khởi nghiệp ở Mỹ. Từ trước đến nay, nhóm này chỉ có thể vào Mỹ theo các con đường thông qua các loại visa H1-B, L-1, E-1 và E-2, với hạn chế là có hạn ngạch cũng như khung thời gian xét duyệt tốn thời gian nhất định.
IER cho phép mỗi tổ chức khởi nghiệp có tối đa 03 doanh nhân không phải là công dân Mỹ. Mỗi doanh nhân này sẽ được cấp phép để tới Mỹ vận hành start-up của mình. Vợ / chồng của họ cũng sẽ được tới Mỹ làm việc và con cái được hưởng các quyền lợi giáo dục sau khi họ nhập cảnh. Các doanh nhân muốn tham gia chương trình IER phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Quyền sở hữu đáng kể trong doanh nghiệp mới thành lập, mà không nhất thiết phải là cổ phần lớn.
- Có vai trò quan trọng trong tổ chức, hoạt động kinh doanh đang được duy trì ở Mỹ, đồng thời phải cho thấy doanh nghiệp này mang lại lợi ích đáng kể cho công chúng.
- Công ty khởi nghiệp cũng cần phải chứng minh rằng công ty đã nhận được vốn đầu tư đáng kể từ các nhà đầu tư đủ điều kiện của Mỹ; và nhận được giải thưởng hoặc tài trợ cho nghiên cứu hoặc tạo việc làm từ các tổ chức chính phủ cũng như một số tiêu chí khác.
Với những thành quả của chiến dịch vắc xin Covid 19 như: hơn 35% dân số đã được chích ngừa đầy đủ, sự hồi phục của nền kinh tế với các con số ngoạn mục như GDP tăng 6,4%, chi tiêu của người tiêu dùng tăng 10,7%,… trong quý đầu tiên 2021. Thông báo về việc khởi động chương trình IER này là một tin vui đối với những người ấp ủ “giấc mơ Mỹ”.
Kornova sẽ tiếp tục thông tin đến quý vị khi có các tin tức chi tiết khác.
(Cre: Uglobal)