Trước thực trạng tỷ lệ các đơn xin thị thực lao động H-1B bị từ chối ngày càng gia tăng ở Mỹ, các lao động nước ngoài trình độ cao hiện đang chuyển hướng sang Canada để tìm kiếm sự cơ hội định cư mới cho bản thân và gia đình.
Tình trạng từ chối cấp phê duyệt cho thị thực làm việc H-1B đã thu hút sự quan tâm của giới truyền thông Mỹ, và tình trạng này đã tạo ra cơ hội mới khi các đương đơn chuyển hướng quan tam đến với các chương trình nhập cư trình độ cao của Canada. Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ trong những ngày gần đây đã đăng tải những bài viết về những người lao động nước ngoài có tay nghề cao sống ở Mỹ đã chuyển đến Canada hoặc đang tìm kiếm cơ hội nhập cư vào Canada bắt nguồn từ thực trạng hồ sơ xin visa làm việc H1B đang thụ lý bị xét duyệt rất khắc khe để cấp thị thực làm việc 3 năm đối với bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 năm 2019.
Một ứng viên hồ sơ H-1B Mỹ đã cho biết rằng anh ta rất ấn tượng với hệ thống nhập cư của Canada tiên tiến so với những gì anh ta đã trải nghiệm ở Mỹ. Anh cũng chia sẻ thêm: “Có vẻ việc nhập cư Canada sẽ thực sự thuận lợi cho những người như tôi. Cách mà họ thiết kế và xây dựng hệ thống xét duyệt mang chiều hướng phổ biến hơn cho đương đơn”.
Lâu nay, chương trình visa làm việc H-1B đem đến cơ hội trở thành thường trú nhân Mỹ trong tương lai cho những lao động nước ngoài có chuyên môn cao ở Mỹ. Nhiều người trong số các lao động này đã và đang làm việc cho các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Microsoft, Apple, Facebook, Amazon … tại Mỹ. Số lượng đơn H1B nhận được mỗi năm lên tới hàng trăm ngàn nhưng hạn mức xét duyệt chỉ có 85.000 thị thực H-1B được cấp hàng năm.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi tăng cường giám sát chặt chẽ hơn chương trình visa H1B này, ông cáo buộc đây là nguyên nhân gây ra việc người lao động Mỹ thất nghiệp và bị giảm lương. Vì thế tỷ lệ chấp thuận của đơn xin thị thực H-1B đã suy giảm như 1 sự tất yếu, trong giai đoạn 2015-2018 tỷ lệ chấp thuận thị thực H-1B đã giảm hơn 10% so với những năm về trước trong khi tỉ lệ từ chối đã tăng gấp 5 lần. ( Xem thêm tại đây).
Nếu bạn đủ điều kiện nhận thị thực H-1B, bạn hoàn toàn có đủ khả năng nộp đơn trở thành thường trú nhân Canada – Chương trình Express Entry Canada là 1 cánh cửa mang cơ hội mới cho các đương đơn.
Không giống như ở Mỹ, những người nhập cư có tay nghề – trình độ cao ở Canada không cần phải kiếm được việc làm trước khi họ đến và công ty tuyển dụng họ cũng không cần phải tài trợ cho họ. Những lao động nước ngoài có tay nghề – trình độ cao cao nộp đơn xin thị thực H-1B được chính phủ liên bang và tỉnh bang của Canada đánh giá cao.
Canada đã điều chỉnh các chính sách của chương trình nhập cư của mình trong những năm gần đây để tạo điều kiện thu hút các ứng viên lao động này. Hệ thống Express Entry của Canada được giới thiệu vào năm 2015 để quản lý nhóm ứng viên nhập cư tay nghề/ trình độ cao liên bang. Hồ sơ người nhập cư theo diện trình độ cao Canada Express Entry được đánh giá theo hệ thống điểm số căn cứ trên các tiêu chí về trình độ học vấn, tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc lành nghề, cũng như một số yếu tố khác. Nếu ứng viên đủ điểm, sau đó có thể nộp đơn xin thường trú – PR của Canada – điều này giúp ứng viên chương trình nhanh chóng hiện thực hoá con đường trở thành công dân của họ.
Các ứng cử viên trẻ nhất, có trình độ học vấn cao nhất và thông thạo tiếng Anh được trao nhiều điểm hơn trong hệ thống, sau đó họ được xếp hạng cao so với các ứng cử viên khác. Những người xếp hạng dựa trên điểm số sẽ được chọn bằng cách rút thăm và được mời nộp đơn xin thường trú. Thời gian xử lý hồ sơ chương trình Express Entry thường rất nhanh và có thể mất từ vài tuần hoặc tối đa sáu tháng.
Đương đơn không cần phải có một lời mời làm việc từ một công ty ở Canada để đủ điều kiện trở thành thường trú nhân Canada thông qua Express Entry. Các ứng cử viên được xếp hạng dựa trên điểm số CRS của họ và một số các ứng viên xếp hạng cao nhất sẽ được mời nộp đơn trở thành thường trú nhân Canada thông qua các vòng rút thăm thường diễn ra khoảng 2 tuần/ lần.
Số lượng hồ sơ từ Mỹ nhận được thư mời xếp thứ ba trong tổng số lượng các thư mời được phát hành thông qua hệ thống Express Entry năm 2017- chiếm 7 % trong tổng số lời mời được phát hành trong năm 2017.
Chỉ có 2 % số thư mời trong số thư mời trên là gửi đến công dân Mỹ trong năm 2017, như vậy phần lớn trong số 5,820 hồ sơ từ Mỹ được mời năm đó đến từ các quốc gia khác ngoài Mỹ. (Công dân Ấn Độ dẫn đầu với nhiều lời mời nhất trong năm 2017, với 32,310 thư mời – tương đương 42% – trong tổng số lời mời được phát hành năm 2017).
Chương trình đề cử cấp tỉnh bang (PNPs)
Canada cũng có một mạng lưới các chương trình đề cử ứng viên cấp tỉnh (PNPs), mỗi tỉnh có nhiều loại chương trình phù hợp với các ưu tiên của thị trường lao động địa phương tại tỉnh hoặc lãnh thổ tương ứng.
Nhiều chương trình PNPs cũng sử dụng cách tiếp cận dựa trên điểm để lựa chọn các ứng cử viên nhập cư dựa trên trình độ tiếng Anh, học vấn và kinh nghiệm làm việc lành nghề.
Các ứng cử viên Express Entry có tổng điểm thấp hơn điểm số tối thiểu được chọn trong các lần rút gần đây có thể cải thiện đáng kể điểm CRS của họ và có cơ hội được chọn mời nộp hồ sơ PR nhờ 600 điểm cộng thêm nếu hồ sơ ứng viên có đề cử thường trú nhân từ một tỉnh hoặc lãnh thổ Canada.
Hơn nữa, nhiều chương trình PNPs cũng không yêu cầu thư mời làm việc để đủ điều kiện nhận được đề cử thường trú nhân Canada.
Giấy phép làm việc tạm thời
Ngoài ra còn có một số lựa chọn về giấy phép lao động tạm thời cho các lao động nước ngoài có tay nghề – trình độ cao với thư mời làm việc từ một nhà tuyển dụng Canada.
Dòng tài năng quốc tế của Canada (Got Talent Stream) là chương trình mà giấy phép lao động được cấp và giúp các hồ sơ ứng viên có thị thực H-1B trong các ngành Công Nghệ Thông Tin hoặc STEM đến Canada nhanh nhất. Global Talent Stream là chương trình thí điểm vào năm 2017 và hiện tại đang được chính phủ Canada lên kế hoạch triển khai lâu dài.
Các anh/ chị có nhu cầu tính điểm hồ sơ chương trình Express Entry Canada, vui lòng liên hệ:
Tel: 028- 38.290.430 | Email: vietnam@kornova.com
hoặc bấm vào link, TẠI ĐÂY để Kornova đánh giá hồ sơ trực tuyến.
Nội dung tham khảo: