Đặt hẹn Luật sư
Định cư Mỹ
Định cư Canada
Định cư Châu Âu & Caribê

Giới Thiệu Tổng Quan Về Châu Âu

Nhận tin tức mới
Giới Thiệu Tổng Quan Về Châu Âu
06/11/2018

1.  TỔNG QUAN VỀ CHÂU ÂU

Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu, diện tích 10,355,000km2. Châu Âu cũng là một bán đảo khổng lồ của lục địa Á – Âu, vì ba mặt của nó là biển. Các bán đảo lớn là Scandinavia, bán đảo Iberia, bán đảo Italy, bán đảo Balkan. Châu Âu cũng bao gồm nhiều đảo ngoài khơi, nổi tiếng nhất là Iceland, đảo Anh, đảo Sardinia, Sicily và đảo Crete.

Phía bắc Châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng. Các nhà địa lý hiện đại thường xem dãy Ural, sông Ural, một phần của biển Caspian và dãy Caucasus hình thành biên giới chính giữa châu Âu và châu Á.

Điểm cực Bắc Châu Âu nằm ở mũi Nordkinn của Na Uy, cực  Nam  nằm  ở Punta de Tarifa gần eo Gibraltar, phía nam Tây Ban Nha. Từ tây sang đông Châu Âu chạy từ Cabo da Roca, Bồ Đào Nha, đến sườn đông bắc của dãy Ural, Nga.

Bờ biển Châu Âu dài 43,000km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền. Các biển nhỏ trải từ đại dương vào bên trong lục địa như Bắc Hải, biển Baltic, Biển Đen, Biển Trắng. Nhiều biển có những đường nối nổi tiếng: Eo Gibraltar nối Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, eo biển Anh nối Đại Tây Dương và Bắc Hải.

2. KHÍ HẬU

Châu Âu có thể chia làm 3 miền khí hậu :

  • Miền khí hậu cực và cận cực: Miền bờ biển Bắc Băng Dương và các đảo phía bắc có khí hậu cực và cận cực. Mùa đông ở đây lạnh lẽo, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Mùa hạ ngắn và mát, trời luôn có mây và mưa nhỏ. Nhiệt độ quanh năm rất thấp, nước bốc hơi chậm nên phần lớn đất đai trở nên ẩm thấp nhiều nơi biến thành đầm lầy rất thích hợp cho việc đầu tư định cư tại đây.
  • Miền khí hậu ôn đới: gồm:
    • Miền khí hậu ôn đới hải dương : Các nước vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương. Song tùy theo vị trí từng miền so với đại dương, tính chất khí hậu có khác nhau : Miền quần đảo Anh, miền bờ biển phía tây bán đảo Scandinavia, bán đảo Jutland, Pháp v.v… có khí hậu ôn đới hải dương điển hình. Mùa đông ấm, mùa hạ mát mẻ. Nhiệt độ trung bình tháng giêng thường trên 0oC. Mưa nhiều và mưa quanh năm, lượng mưa trên 2,000mm/năm, tập trung nhiều vào mùa thu và đông. Còn vào sâu trong nội địa như miền Đông Pháp, Đức, Ao, Czech, Slovakia, Ba Lan v.v… và một phần phía nam Thụy Điển, khí hậu ôn đới hải dương giảm dần và tính chất khí hậu ôn đới lục địa bắt đầu tăng lên. Đó là miền khí hậu trung gian, mùa đông không lạnh lắm nhưng cũng không ôn hoà mát mẻ như bờ biển Tây Âu.
    • Miền khí hậu ôn đới lục địa : Phần lớn khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa với đặc điểm là mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Càng sang phía đông tính chất khắc nghiệt của khí hậu lục địa càng biểu hiện rõ rệt. Mùa đông lạnh và kéo dài. Thỉnh thoảng có những đợt khí lạnh từ phương bắc tràn xuống, đôi khi xuống tận miền nam, thời tiết lạnh dữ dội. Ban đêm nhiệt độ xuống -20, -30oC, có khi còn thấp hơn nữa. Mùa hạ nóng và khô, nhất là miền Đông Nam đồng bằng Nga nên có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
  • Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải :Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt đới khô với đặc điểm là mùa hạ nóng gay gắt, khô khan, mùa đông mát dịu và mưa nhiều. Trong mùa đông, các khối khí lạnh từ phương bắc tràn xuống bị hệ thống núi Alps và Carpathians ngăn lại nên trong thời gian này Nam Âu không lạnh bằng các miền khác ở Châu Âu. Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 5 đến 10oC. Đôi khi gió lạnh cũng có thể tràn xuống làm cho nhiệt độ giảm nhanh. Ngược lại mùa hạ có các đợt gió nóng từ phương nam tràn lên, khí hậu rất khô bầu trời luôn trong xanh. Nhiệt độ trung bình tháng bảy khoảng 25oC. Tuy nhiên lượng mưa miền này khá phong phú, khoảng 1,000mm/năm. Hầu hết rơi vào mùa thu-đông,  mùa hạ thường sinh hạn hán.

NHẬN TƯ VẤN DI TRÚ MIỄN PHÍ

    3. DÂN TỘC, NGÔN NGỮ & TÔN GIÁO

    Dân châu Âu phần lớn thuộc chủng tộc Europeoi khác người Châu Á và Châu Phi về màu da, màu mắt và màu tóc. Ngoài ra, họ cũng khác nhau về chiều cao, trọng lượng, hình dáng của đầu, loại tóc và một số đặc điểm khác.Người Âu có màu da từ trắng đến ngâm đen, tóc nhiều màu, vóc người từ cao đến trung bình, mũi cao, tóc gợn sóng, nhiều lông và rậm râu.

    Các quốc gia đầu tư định cư tại Châu Âu thường gồm một tộc người chính, như người Đức của nước Đức và người Pháp của Pháp. Vài quốc gia, đặc biệt ở Trung và Nam Âu có lượng lớn người thiểu số và đa số quốc gia chỉ có các nhóm nhỏ, như dân tộc Basques của Tây Ban Nha và người Saami của Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan. Ngoài ra, còn có nhiều dân tộc khác như người Á Thổ Nhĩ Kỳ, Phi châu và Arab sống ở Tây Âu.

    Có ba nhóm ngôn ngữ chính ở Châu Âu:

    • German (Khu vực Tây bắc và một phần Trung Âu. Thuộc về nhóm này có Anh, Iceland, Đức, Ao, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Luxemboure. Tôn giáo chính trong khu vực này là đạo Tin Lành. Mặc dù ở một số nước đa phần dân chúng theo đạo Thiên chúa (đặc biệt là Áo).
    • Nhóm La Tin  gồm có các dân tộc sống ở phía nam và tây nam Châu Âu, ngoại trừ Romania và Moldova. Thuộc về nhóm này có người Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Romania, Moldova. Phần lớn khu vực này theo đạo Công giáo.
    • Slav sinh sống chủ yếu ở phía đông, một phần phía nam và miền trung tâm. Thuộc về nhóm này có Ukraine, Ba Lan, Nga, Belarus, Czech, Slovakia, Slovenia, Bosnia – Herzegovina, Croatia, Serbia, Montenegro, Macedonia, Bulgaria. Tôn giáo chính là Cơ Đốc Chính thống giáo, Công giáo và cả Hồi giáo.
    • Ngoài ra còn có các ngôn ngữ khác gồm: Hy Lạp, Albania, Celtic, Basques và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người châu Âu sử dụng tiếng Anh hay tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai.

    4. KINH TẾ

    Châu Âu từ lâu đã dẫn đầu thế giới về hoạt động kinh tế. Là cái nôi của khoa học hiện đại và cuộc cách mạng công nghiệp, Châu Âu đã đạt được sự ưu việt về kỹ thuật hơn các vùng còn lại của thế giới chính vì vậy đã mang lại địa vị thống trị cho Châu Âu vào thế kỷ XIX.

    Cuộc cách mạng công nghiệp, bắt đầu từ Anh vào thế kỷ XVIII và từ đó lan đi khắp thế giới, là sự biến đổi bao gồm việc sử dụng máy móc phức tạp đưa đến sự gia tăng lớn lao các sản phẩm nông nghiệp và các hình thức mới của tổ chức kinh tế.

    Sự thúc đẩy quan trọng cho việc phát triển từ giữa thế kỷ XX là hình thức tổ chức siêu quốc gia như Liên Minh Châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.

    5. Y TẾ

    Chăm sóc sức khỏe ở Châu Âu là một hệ thống theo tiêu chuẩn ở cấp quốc gia của từng nước. Các hệ thống này chủ yếu được tài trợ từ nguồn thuế (dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu) nên bạn không phải lo lắng nếu đang có dự định đầu tư định cư tại nơi này.

    Hệ thống y tế tư nhân được tài trợ từ các cá nhân đóng góp thêm cho 1 phần chi phí hoặc do cá nhân tự thanh toán  toàn bộ chi phí chăm sóc y tê của các người tham gia. Các dịch vụ này không được tài trợ từ nguồn thuế.

    Nhiều quốc gia Châu Âu (và các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu) cung cấp cho công dân họ Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Châu Âu, dựa trên cơ sở đối ứng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm điều trị y tế khẩn cấp trong những trường hợp các công dân gặp vấn đề về y tế khi đang lưu trú các nước Châu Âu tham gia khác.

    6. GIÁO DỤC

    Châu Âu được đánh giá là nơi có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển và môi trường học thuật. Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển là những nơi có môi trường giáo dục tiên tiến. Điển hình như Đức có chất lượng giáo dục, Đức đứng thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Anh và Canada.

    Các trường đại học ở Châu Âu từ lâu đã nổi tiếng về tiêu chuẩn giáo dục cao, môi trường nghiên cứu hiện đại. Bằng cấp của các cơ sở giáo dục tại đây được các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới được công nhận đánh giá rất cao.

    Châu Âu đầu tư cho hệ thống giáo dục cả về nghiên cứu và ứng dụng. Tổng cộng có hơn 4.000 cơ sở giáo dục bậc cao tại Châu Âu cung cấp rất nhiều khóa học đa dạng ở cấp cử nhân, cao học và tiến sĩ.

    Nhằm khuyến khích và chào đón sinh viên quốc tế, nhiều cơ sở giáo dục Châu Âu hiện nay đã sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy của một số chương trình học. Các khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh được cung cấp trong rất nhiều ngành từ Kinh tế và Kinh doanh (hiện phổ biến nhất, chiếm khoảng 28% số chương trình cao học giảng dạy bằng tiếng Anh ở Châu Âu) đến Kỹ thuật, Khoa học Tự nhiên (kể cả dược), Khoa học Xã hội và Nhân văn.

    Ngoại trừ Anh thì hầu như các trường ĐH tại các nước Châu Âu đều có mức học phí thấp hoặc hoàn toàn miễn phí. Bởi tại đây, giáo dục được coi là một quyền cơ bản và tất yếu. Chính vì thế ngành giáo dục tại châu lục này được chú trọng và đầu tư rất cao. Chính phủ các nước tại đây luôn nỗ lực kết hợp với hơn 6.000 trường đại học và tổ chức giáo dục để có những khóa học, chương trình học phù hợp với tối đa lượng người theo học và điều đặc biệt là ưu tiên cho diện đầu tư định cư.

    Với sự ưu tiên tối đa cho giáo dục, nhiều trường trong số các nước Châu Âu không tính học phí cho cả học sinh bản địa lẫn học sinh quốc tế hoặc tính một lượng phí thấp. Đức, Phần Lan hay Hà Lan là những ví dụ tiêu biểu. Chưa kể, các quốc gia này cũng thường xuyên cấp học bổng cho sinh viên quốc tế.

    (Kornova – Tư Vấn Định Cư Châu Âu)