Đặt hẹn Luật sư
Định cư Mỹ
Định cư Canada
Định cư Châu Âu & Caribê

Forbes Bình Chọn Canada Là Quốc Gia Có Môi Trường Kinh Doanh Tốt Nhất

Nhận tin tức mới
02/12/2010

Canada đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất để kinh doanh.

Trong khi Mỹ đang bị tê liệt bởi tình trạng suy thoái kép và các nước Châu Âu phải đối mặt với vấn đề nợ quốc gia thì nền kinh tế Canada vẫn giữ vững tốt hơn hết. Theo Royal Bank Canada thì nền kinh tế Canada trị giá 1.6 nghìn tỷ USD lớn thứ 9 trên thế giới và tăng trưởng 3.1% năm ngoái và dự kiến sẽ tăng lên 2.4% vào năm 2011.
Canada cũng ít chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ và Châu Âu. Các ngân hàng như Royal Bank Canada, Ngân hàng Nova Scotia và Ngân hàng Montreal tránh được việc cần gói cứu trợ tài chính nhà nước và vẫn có lợi nhuận trong cơn khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2007. Các Ngân hàng của Canada nổi lên là những ngân hàng mạnh nhất trên thế giới nhờ vào truyền thống cho vay một cách thận trọng.
Canada là quốc gia duy nhất đứng trong top 20 ở cả 10 yếu tố được xem xét để xác định quốc gia nào tốt nhất cho kinh doanh (trong 11 yếu tố tổng thể). Canada đứng trong top 5 cho việc bảo vệ các nhà đầu tư cũng như không có tình trạng quan liêu trong kinh doanh. Canada vượt lên từ vị trí thứ 4 năm trước nhờ việc cải thiện thuế. Về thuế, Canada đạt hạng 9 so với hạng 23 năm 2010. Cấu trúc thuế cho tín dụng được cải cách cùng với thuế tiêu thụ phù hợp ở Ontario và British Columbia năm 2010. Mục đích là để làm cho việc kinh doanh tại Canada cạnh tranh hơn. Tình trạng thuế của Canada cũng được cải thiện nhờ giảm thuế suất thuế của doanh nghiệp và người lao động. Canada cũng rất gắn bó với nền kinh tế Mỹ vì là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Mỹ và 3/4 tổng sản lượng xuất khẩu Canada vào Mỹ mỗi năm. Tình trạng thất nghiệp ở Mỹ hơn 9% trong khi ở Canada chỉ là 7.3% so sánh với trung bình 25 năm là 8.5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Châu Âu là 10%.
Forbes xác định các quốc gia tốt nhất cho kinh doanh dựa trên 11 yếu tố khác nhau của 134 quốc gia. Đó là quyền sở hữu trí tuệ, đổi mới, thuế, công nghệ, tham nhũng, tự do (cá nhân, thương mại và tiền tệ), quan liêu, bảo vệ nhà đầu tư và hiệu suất thị trường chứng khoán. Đan Mạch rớt từ vị trí đầu xuống hàng thứ 5 năm nay khi tự do tiền tệ của quốc gia này suy giảm theo kết quả của Quỹ Di sản. Thị trường chứng khoán Đan Mạch giảm 14%, mức tấp nhất trong top 10. Bốn nước châu Âu khác trong top 20 năm ngoái cũng rớt hạng, Phần Lan xuống hạng 13, Hà Lan xuống hạng 15, Đức xuống hạng 21, New Zealand xuống hạng 23. Mỹ đứng thứ 10, giảm từ vị trí thứ 9 trong năm 2010. Nền kinh tế lớn nhất thế giới 14,7 nghìn tỷ USD tiếp tục là một trong những nền kinh tế sáng tạo nhất, xếp thứ 6 về số lượng bằng sáng chế bình quân đầu người trong số tất cả các nước. (Thụy Điển với hạng 7 toàn phần, dẫn đầu trong tiêu chí về sáng tạo)

Mỹ đang phải đối mặt với gánh nặng thuế. Năm nay Mỹ đã vượt qua Nhật Bản về tỷ lệ thuế doanh nghiệp cao nhất trong số các nước phát triển. Mỹ cũng được đánh giá thấp về tự do tiền tệ bởi Quỹ Di sản. Sự ổn định và kiểm soát giá cả của Mỹ đứng thứ 50 trong tổng số 134 quốc gia. Ba nước xếp cuối bảng xếp hạng là các quốc gia có trị giá dưới 10 tỷ USD. Đứng thứ 132 là Burundi, thứ 133 là Zimbabwe, thứ 134 là Chad, tất cả đều có nền kỹ nghệ, sáng tạo và tự do tiền tệ xấu. Chad có mức thu nhập quốc dân cao nhất trong cả 3 quốc gia là 1.600 USD nhưng có điểm xấu nhất trong tất cả các quốc gia về tham nhũng và quan liêu.

(Theo Forbes)