Đặt hẹn Luật sư
Định cư Mỹ
Định cư Canada
Định cư Châu Âu & Caribê

Học Trung Học Phổ Thông Tại Canada

Nhận tin tức mới
Học Trung Học Phổ Thông Tại Canada
17/06/2017
Nhu cầu cho con em du học sớm đang ngày một gia tăng, đặc biệt ở cấp độ trung học. Hiện nay, Canada – một trong những đất nước có hệ thống giáo dục bậc nhất thế giới, đang là lựa chọn đáng cân nhắc của rất nhiều các bậc phụ huynh khi có ý định đầu tư cho con em mình từ cuối cấp hai. Với tấm bằng tốt nghiệp trung học được công nhận toàn cầu của Canada, du học sinh dễ dàng chuyển tiếp lên hệ cao đẳng hay đại học tại Canada so với các học sinh đăng ký nhập học vào các bậc học này từ bên ngoài.
Để phần nào hỗ trợ cho các bậc phụ huynh cũng như học sinh, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về việc du học bậc trung học tại Canada bao gồm hệ thống các giáo dục đào tạo, chi phí ước lượng, điều kiện du học, quy trình xin visa tại Hà Nội và tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hệ thống giáo dục bậc trung học tại Canada

Tại Canada, chính quyền các tỉnh bang chịu trách nhiệm về chính sách giáo dục trung học trong địa phương mình và các trường trung học buộc phải đăng kí cũng như thỏa mãn các tiêu chuẩn khắt khe về tốt nghiệp của bộ giáo dục từng tỉnh bang. Cách quản lý, mức học phí cũng như hệ thống điểm số, chương trình, số năm học có sự khác biệt nhất định theo từng bang và từng trường, bậc trung học có thể kết thúc ở lớp 11, 12 hay 13 tùy vào khu vực Tất cả các trường đều được giảng dạy bởi các giáo viên đủ tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng giảng dạy và tập trung vào nhu cầu của từng học sinh.
Ngoài việc cung cấp chất lượng giảng dạy tối ưu, các trường trung học tại Canada còn tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh thông qua các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn về học thuật, hỗ trợ ngôn ngữ, hỗ trợ học sinh khuyết tật, hoạt động cộng đồng và các hoạt động ngoại khóa khác. Môi trường dạy và học thành công này thể hiên qua việc học sinh Canada luôn lọt vào top 5 học sinh xuất sắc nhất thế giới và đứng hạng nhất về các môn đọc, toán học và khoa học trong những khối nước nói tiếng Anh.( OECD PISA). Có hai lựa chọn cho du học sinh: trường công lập và trường tư thục và hầu hết các trường bắt đầu nhập học từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 6 hằng năm.

Khối trường trung học công lập tại Canada

Được quản lý trực tiếp bởi chính phủ của tỉnh bang và được tài trợ từ ngân sách nhà nước. Chương trình học do chính quyền tỉnh bang chịu trách nhiệm. Các trường công lập có chương trình homestay (ăn ở với người bản xứ) cho du học sinh quốc tế. Mức học phí và chi phí homestay khoảng từ 10,500 CAD tới 23,000 CAD  tùy vào từng trường. Có hai hệ thống trường công lập danh tiếng tại Toronto và Vancover dành cho học sinh quốc tế muốn lấy bằng tú tài tại đây, là Toronto Distric School Board và Vancouver School Board. Tham khảo thêm tại đây.

Khối trường trung học tư thục tại Canada

Các trường tư chủ yếu hoạt động từ nguồn học phí và được đầu tư bởi cá nhân hay tổ chức độc lập. Các lớp học thường ít học sinh hơn và có sự chủ động hơn về chương trình học, tuy nhiên chất lượng và giáo trình vẫn phải được phê duyệt bởi chính quyền các tỉnh bang. Đối với học sinh quốc tế, có thể chọn ở trong kí túc xá tại trường hoạc ở homestay. Đa số các trường tư có những hỗ trợ về tài chính ( học bổng, vay) cho những trường hợp thật sự cần thiết. Mức học phí và chi phí kí túc xá vào khoảng 10,500 CAD toi 23,000 CAD / năm tùy vào trường.
Cả hai hệ thống trường công lập và tư thục đều có các khóa học ngôn ngữ ( tiếng Anh – tiếng Pháp) để hỗ trợ cho sinh viên quốc tế.

Chi phí ước lượng

So với các nước Mỹ, Úc hay Anh, chi phí du học tại Canada có phần rẻ hơn. Những con số dưới đây mang tính ước lượng và tham khảo.

  • Học phí:
    • Các khóa học Anh ngữ : 2.000 – 2.200 CAD/ 8 tuần
    • Phổ thông Trung học : 9.000 – 12.000 CAD/ năm
  • Phí ăn ở : 7.000 – 8.000 CAD/ năm
  • Phí bảo hiểm: 550 – 700 CAD/ năm
  • Chi Phí sách vở: 700 – 800 CAD/ năm
  • Các chi phí khác: 4.000 –5.000 USD/ năm

Để du học tại Canada, sinh viên nước ngoài cần có khoảng 18.000 CAD – 25.000 CAD cho một năm học. Chi phí này sẽ khác nhau tùy vào mỗi trường, mỗi bang.

Điều kiện du học

Hầu hết các trường tại Canada chập nhận những học sinh có học lực từ trung bình trở lên, không bắt buộc trình độ tiếng Anh nhất định vì các trường đều có các khóa bổ trợ tiếng Anh cho du học sinh. Tuy nhiên, với kết quả học tập tốt và trình độ Anh ngữ tốt, các học sinh sẽ tiếp thu nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Khi sang Canada các em sẽ tham dự buổi kiểm tra toán và anh văn để phân loại tŕnh độ và xếp lớp.
Để du học tại Canada, các học sinh Việt Nam cần có: giấy phép du học sinh (study permit) và thị thực nhập cảnh (visa). Mỗi trường có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên đa số các trường yêu cầu: học bạ, đơn xin nhập học, lệ phí xin nhập học, giấy cam kết giám hộ của người thân bên Canada, giấy cam kết đồng ý cho người thân giám hộ tại Canada của phụ huynh học sinh.
Việc chứng minh tài chính gia đình cũng là một yếu tố quyết định, bố mẹ cần chứng minh thu nhập hàng tháng ổn định là trên 35 triệu VNĐ và tài khoản ngân hàng có tối thiểu là 25000 Đôla Mỹ. Các giấy tờ chứng minh sẽ phụ thuộc và từng trường hợp cụ thể.

Quy trình xét tuyển visa

Thông thường với hồ sơ xin visa du học, sẽ mất khoảng 3 tháng để xem xét. Thời gian xét hồ sơ nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chất lượng và số lượng của các hồ sơ nộp vào.

  • Bước 1: Điền mẫu đơn xin visa du học
    Học sinh điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn xin thị thực nhập cảnh du học Canada. Học sinh có thể vào trang web: www.iom.int.vn/canada để download bộ hồ sơ thị thực du học.
  • Bước 2: Gửi bộ hồ sơ du học
    Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, du học sinh có thể tự mình đem nộp hoặc gửi theo địa chỉ:

    • Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ Thị thực nhập cảnh Canada – IOM tại TP.Hồ Chí Minh
      Tòa nhà PDD, Lầu 8, 162 Pasteur, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
      Hoặc
    • Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ Thị thực nhập cảnh Canada – IOM tại Hà Nội
      Tòa nhà DMC – 535 Kim Mã, tầng 7 Ðống Ða, Hà Nội.
  • Bước 3: Phỏng vấn
    Hiện nay, Đại sứ quán và Tổng Lãnh Sự quán Canada đã hủy yêu cầu phỏng vấn đối với du học sinh Việt Nam. Tuy nhiên trong vài trường hợp, du học sinh sẽ được yêu cầu đến Đại sứ quán tại Hà Nội hay Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh để phỏng vấn làm rõ một số thắc mắc về hồ sơ.
  • Bước 4: Khám sức khỏe
    Du học sinh dự định học trên 6 tháng phải khám sức khoẻ tại cơ sở y tế theo sự chỉ định của Lãnh sự quán Canada nếu đơn xin thị thực của học sinh được tạm thời chấp thuận.
  • Bước 5: Cấp Visa
    Nếu kết quả sức khoẻ tốt, Lãnh sự quán Canada tại Tp.HCM sẽ cấp visa nhập cảnh cho du học sinh và gửi về địa chỉ đã ghi trong đơn xin nhập cảnh kèm theo hộ chiếu của du học sinh.
    Học trung học phổ thông tại Canada - 2

(Cre: CEI Vietnam)

Bộ Hướng Dẫn Học Thi Quốc Tịch Khám Phá Canada (Discover Canada) Phát Hành Dạng Sách Nói

Nhận tin tức mới
Bộ Hướng Dẫn Học Thi Quốc Tịch Khám Phá Canada (Discover Canada) Phát Hành Dạng Sách Nói
17/06/2017
Sở Di Trú Canada (CIC) gần đây đã tung ra phiên bản mới nhất dạng thu âm Bộ hướng dẫn nghiên cứu thi quốc tịch phổ biến– Khám phá Canada: Quyền và trách nhiệm của công dân.

 

Một số cá nhân tham gia vào việc thu âm Bộ hướng dẫn thu âm mới, trong đó có một số nhân vật nổi tiếng người Canada. Một số người tham gia đọc bộ hướng dẫn bao gồm nhà báo truyền hình Ian Hanomansing, diễn viên Albert Schultz, giọng nam cao opera Richard Margison nhà kể chuyện chuyên nghiệp Jean-Benoît Rainville.

 

Để chuyển tải ý nghĩa của việc trở thành công dân Canada, chúng ta cần phải chia sẻ hiểu biết chung về các quyền và trách nhiệm của chúng ta, lịch sử của chúng ta và các giá trị của chúng ta. Nhờ những nhân vật người Canada nổi bật đã giúp mang lại những câu chuyện của Canada vào cuộc sống, tầm quan trọng của quyền công dân tiếp cận đến nhiều người hơn.

 

Tải bản sách nói dạng mp3 tại đây
Bản sách đọc có thể tải dạng PDF tại đây
(Cre: Theo CIC)

Tiết Kiệm Giáo Dục Canada (Canada Education Savings Grant – CESG)

Nhận tin tức mới
Tiết Kiệm Giáo Dục Canada (Canada Education Savings Grant – CESG)
17/06/2017
Chính phủ muốn người dân Canada lên kế hoạch trước cho chi phí của việc gửi con cái của họ đến đại học, vì vậy chính phủ cung cấp các khoản trợ cấp và ưu đãi để hỗ trợ.

 

Các chương trình trợ cấp giáo dục của chính phủ được thiết kế để giúp bạn tiết kiệm!
Khi bạn tiết kiệm giáo dục cho con theo chương trình RESP, tiết kiệm Giáo dục Canada (CESG) và các chương trình ưu đãi của liên bang và của tỉnh bang khác giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn bằng cách cho thêm vào số tiền bạn đã tiết kiệm theo 1 tỷ lệ làm cho khoản tiết kiệm của bạn tăng nhanh hơn!

 

Giới thiệu về Tiết Kiệm Giáo dục Canada (CESG)
Mọi người đều có đủ điều kiện cho chương trình Tiết Kiệm Giáo dục Canada cơ bản(CESG).
Chương trình cơ bản cấp thêm vào 20% của 2.500 CAD đầu tiên bạn đóng góp vào quỹ RESP của con bạn mỗi năm, lên đến tối đa là 7.200 CAD cho mỗi trẻ suốt đời.

 

Thêm thông tin xin vui lòng xem tại đây

(Cre: CST)

Bí Quyết Lựa Chọn Nhà Tư Vấn Định Cư Đại Diện Hồ Sơ – Lời Khuyên Từ Cục Di Trú Và Quốc Tịch Canada

Nhận tin tức mới
Bí Quyết Lựa Chọn Nhà Tư Vấn Định Cư Đại Diện Hồ Sơ – Lời Khuyên Từ Cục Di Trú Và Quốc Tịch Canada
17/06/2017

Kể từ 30 tháng 6 năm 2011, Tổ chức các chuyên viên tư vấn định cư thuộc Hội Đồng Luật Pháp Canada – ICCRC trở thành đơn vị chủ quản mới các chuyên viên tư vấn định cư Canada.

Các đại diện hợp pháp cho hồ sơ định cư của khách hàng khi làm việc với Bộ Quốc tịch và Di trú Canada (CIC) phải là thành viên uy tín của cơ quan chủ quản các chuyên viên tư vấn nhập cư, thành viên của luật sư đoàn trực thuộc tỉnh bang, lãnh thổ; hoặc thành viên của Hội Luật gia Tỉnh bang Quebec.

Đó là quyết định của bạn có sử dụng một nhà tư vấn định cư, luật sư, công chứng hoặc vấn pháp lý Quebec được cấp phép bởi hội luật gia làm đại diện hồ sơ di trú của gia đình bạn hay không. Không có đại diện định cư nào có đặc quyền đến các chương trình định cư và dịch vụ của Cục Di Trú và Quốc Tịch Canada và không ai có thể đảm bảo cho bạn một thị thực định cư.

Tất cả các mẫu đơn và hướng dẫn bạn cần để nộp đơn cho bất kỳ loại chương trình định cư nào đều có sẵn miễn phí trên trang web của Cục Di Trú và Quốc Tịch Canada.

Định cư Canada cho người Việt

Chọn một nhà tư vấn nhập cư bạn cần cân nhắc:

  • Hãy nhờ những người mà bạn tin tưởng giới thiệu. Hãy nói chuyện với các cố vấn nhiều tiềm năng trước khi chọn một.
  • Hãy hỏi về chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm của họ:tìm hiểu xem họ có thẩm quyền đại diện hồ sơ của bạn không như qui định
    • Trên của Cục Di Trú
    • Yêu cầu tài liệu tham khảo
    • Tìm hiểu họ kinh doanh trong ngành bao lâu
  • Thảo luận về những dịch vụ mà họ cung cấp và lệ phí. Nhận thông tin này bằng văn bản.
  • Đặt câu hỏi. Bạn nên thận trọng với nhà tư vấn từ chối trả lời câu hỏi của bạn.
  • Hãy cẩn thận bất cứ những hứa hẹn “màu hồng” quá tốt đẹp.

Nếu bạn đang lựa chọn một nhà tư vấn định cư ở Canada, bạn cũng có thể liên lạc với Tổ Chức Kinh Doanh Ðáng Tin Cậy BBB (Better Business Bureau) trước khi đưa ra sự lựa chọn của bạn. Họ có thể kiểm chứng cho bạn thông tin liệu chuyên viên tư vấn nhập cư, luật sư, và đại diện khác đang hoạt động ở Canada có bất kỳ khiếu nại nào.

Chứng nhận tín nhiệm dành cho doanh nghiệp của Tổ Chức Kinh Doanh Ðáng Tin Cậy BBB (Better Business Bureau) được xem như 1 danh hiệu về uy tín trong kinh doanh. Theo ông Howard Dvorkin, sáng lập viên công ty Consolidated Credit Counseling Services, khách hàng cần biết càng rõ càng tốt về công ty dịch vụ để chọn được công ty uy tín. Một trong những cách để biết là liên lạc với Tổ Chức Kinh Doanh Ðáng Tin Cậy BBB (Better Business Bureau) của mỗi tỉnh bang để hỏi tin. Khi đưa tên một công ty nào để kiểm chứng với tổ chức BBB, nếu là một công ty đứng đắn, họ là thành viên và có chứng nhận của BBB.

(Theo CIC & BBB.org )

Chương Trình Định Cư Mỹ Theo Diện Đầu Tư (EB5)

Nhận tin tức mới
Chương Trình Định Cư Mỹ Theo Diện Đầu Tư (EB5)
17/06/2017
Chương trình định cư Mỹ diện đầu tư (còn gọi là EB-5) là chương trình được chấp thuận dưới bộ luật di trú Mỹ. Tiêu chí của EB-5 nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài phát triển nền kinh tế vùng và mong muốn định cư cùng gia đình (vợ/chồng và con) tại Mỹ.
Các loại hình đầu tư theo chương trình EB-5:
1. Thành lập một cơ sở kinh doanh thương mại mới:
  • Lập một công ty mới hoàn toàn.
  • Mua lại một cơ sở đang hoạt động và đồng thời cải tổ lại bộ máy hoạt động của cơ sở đó.
  • Mở rộng mạng lưới hoạt động của cơ sở kinh doanh bằng cách tái đầu tư 140% vào doanh thu hoặc việc làm.
2. Đầu tư vào một công ty hoặc dự án đang hoạt động tốt:
  • Mức đầu tư ít nhất là 1 triệu USD hoặc.
  • Đầu tư ít nhất là 500,000 USD vào các vùng kinh tế có mật độ dân số thấp dưới 20,000 người và tỉ lệ thất nghiệp cao hơn 150% so với tỉ lệ quốc gia (các vùng này phải nằm trong danh sách các vùng kinh tế thí điểm được chấp thuận bởi chính phủ).
3. Cam kết tạo điều kiện phát triển nền kinh tế Mỹ:•Tạo ít nhất 10 công việc cho người dân Mỹ.
  • Duy trì số nhân viên, không giảm mức đầu tư và không hưởng lợi nhuận trong ít nhất 2 năm.
  • Visa định cư có điều kiện và sau 2 năm nếu đáp ứng đủ các điều khoản đã cam kết sẽ chuyển thành Visa định cư không điều kiện.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐỊNH CƯ DIỆN ĐẦU TƯ (EB-5)

  • THỜI GIAN XÉT DUYỆT NHANH: So với chương trình đoàn tụ gia đình phải mất từ 2-3 năm (12 năm cho diện anh em) thuận lợi lớn nhất của chương trình EB-5 là thời gian xét duyện nhanh, chỉ mất từ 8-10 tháng để đạt được thẻ thường trú nhân có điều kiện (Thẻ Xanh có điều kiện).
  • KHÔNG ĐÒI HỎI PHẢI LÀM VIỆC: Sau khi nhận thẻ thường trú nhân nhà đầu tư không yêu cầu phải làm việc tại Mỹ
  • KHÔNG YÊU CẦU TIẾN HÀNH KINH DOANH: Nhà đầu tư không cần kinh doanh để duy trì quyền thường trú nhân.
  • TỰ DO CƯ TRÚ BẤT KỲ NƠI NÀO Ở HOA KỲ: Nhà đầu tư có thể tự do sống và/hoặc làm bất kỳ hoạt động kinh doanh ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ theo luật cư trú sau khi đã đầu tư.
  • TRẺ EM NHẬN TẤT CẢ LỢI ÍCH TỪ CƯ TRÚ HỢP PHÁP: Các con của nhà đầu tư nhận được những lợi ích của thường trú nhân tại Mỹ.
  • ĐẦU TƯ HOẶC CHUYỂN TIỀN: thị thực định cư Hoa Kỳ cho phép các nhà đầu tư chuyển tiền định cư hợp pháp.

Do đó, những người có tầm nhìn và đạt yêu cầu của chương trình định cư diện đầu tư nên chọn chương trình Di trú Mỹ EB-5.

EB-5 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Quốc hội Mỹ lập nên chương trình định cư diện đầu tư EB-5 vào năm 1990 cho các di dân tìm cách đầu tư vào một doanh nghiệp thương mại có lợi cho kinh tế Mỹ và tạo ít nhất 10 việc làm toàn thời gian. Chương trình này được phân loại là EB-5, là chương trình thứ năm trong các chương trình định cư làm việc trong Đạo luật về Định cư và Nhập tịch Mỹ (INA).

INA hàng năm cung cấp tối đa khoảng 10,000 visa cho chương trình này, tuy nhiên, nhiều nhất chỉ có khoảng 1,000 visa định cư được cấp trong một năm.

Yêu cầu của EB-5:

1.Quốc tịch nước ngoài
2.Cá nhân phải đầu tư Tối Thiểu là 1,000,000 USD.
3.Việc Kinh Doanh Đầu tư phải thuê 10 người hoặc hơn 10 người có quốc tịch Mỹ hoặc là thường trú nhân không phải là vợ chồng và/hoặc con cái của di dân.

Di dân đạt yêu cầu (1) và (2) được cấp thẻ Xanh có điều kiện kỳ hạn 2 năm; khi di dân đạt yêu cầu (3) điều kiện trên thẻ Xanh được xóa bỏ hoàn toàn.

EB-5 CÁC YÊU CẦU DÀNH CHO NGƯỜI NỘP ĐƠN

1.Phải chứng minh nguồn tích lũy cá nhân hợp pháp gồm cả khoản đầu tư là 500,000 USD.
2.Phải chứng minh nguồn tích lũy này được lập nên một cách hợp pháp. Như vậy, các chứng từ cung cấp phải chứng minh rằng nguồn tích lũy này được tạo thành và tích lũ hợp pháp là cần thiết.
3.Các quy định INA đưa ra rằng “ nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư”. Vì vậy, ở đây không thể có đảm bảo hoàn toàn về sự hoàn lại nguồn vốn. Do đó, nhà đầu tư phải nhận biết rằng họ phải gánh lấy các rủi ro trong việc đầu tư và do đó họ phải có tầm nhìn để chọn chương trình EB-5 an toàn và bảo đảm để đầu tư.

(Cre: USCIS)

Nền Giáo Dục Đại Học Tại Canada

Nhận tin tức mới
Nền Giáo Dục Đại Học Tại Canada
17/06/2017
Bài viết này trình bày một số dữ kiện về hệ thông giáo dục đại học tại Canada không ngoài mục đích để bạn đọc có thêm thông tin khách quan và giúp học sinh trong nước có thêm tài liệu tham khảo trước khi quyết định đi học ở nước ngoài.

Đôi nét về nền giáo dục đại học tại Canada

Nền giáo dục đại học tại Canada là một tập hợp của các hệ thống đại học và cao đẳng tại 10 tỉnh bang (province) và 3 lãnh địa (territories). Theo Hiến pháp Canada, định chế giáo dục đại học thuộc quyền và trách nhiệm của chính phủ tỉnh bang. Tuy thế, hệ thống giáo dục đại học tại Canada tương đối khá đồng nhất.
Sau 12 năm ở bậc tiểu và trung học, học sinh sẽ tiếp tục học nghề ở các trường cao đẳng để đi làm hay học tiếp ở bậc đại học. Quebec, tỉnh bang dùng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, có một hệ thống giáo dục không giống những nơi khác. Ở đây học sinh học xong trung học, sau khi hoàn tất lớp 11, sẽ vào học tại các ‒ trường cao đẳng (College d’enseignement generale et professionel hay CEGEP tạm dịch sang tiếng Anh là General and Vocational College) để học nghề – học trình 2 hay 3 năm – hay theo học trình 2 năm để chuẩn bị vào đại học. CEGEP tại Quebec có cả trường công lập và tư thục. Theo Association of Universities and Colleges of Canada, AUCC, có khoảng 175 trường cao đẳng, viện kỹ thuật, và CEGEP tại Canada.
Có khoảng 900.000 sinh viên theo học toàn thời gian tại các trường này trong năm 2006. Hệ thống đại học công lập tại Canada được xem tương đương với đại học ở các quốc gia Anh, Mỹ.
Tại Canada, đại học tư là thiểu số – chỉ có ở 4 tỉnh bang Alberta (1), British Columbia (4), Manitoba (1) và New Brumswick (4) – và không phải là những đại học hàng đầu của quốc gia này. Đây là một điểm khác với đại học ở Mỹ (MIT, Harvard, Standford, Princeton, v.v… những trường danh tiếng thế giới này là những đại học tư).
Tại Canada có 95 đại học và trường cao đẳng – hoạt động không vì lợi nhuận – cấp văn bằng bậc đại học là thành viên của Hội các Đại học và Cao đẳng Canada (Association of Universities and Colleges of Canada, AUCC).
Theo AUCC, tính đến cuối năm 2009 có 870.000 sinh viên toàn thời gian theo học đại học, 733.500 sinh viên bậc cử nhân và 136.500 sinh viên bậc cao học và tiến sĩ.
Một con số đáng lưu ý, đã trở thành khuynh hướng ở đại học Canada từ nhiều năm qua: phụ nữ ghi danh vào đại học vượt xa số đàn ông với tỉ số 57/43. Trong năm 2008 số phụ nữ tốt nghiệp đại học nhiều hơn đàn ông, trừ ở bậc tiến sĩ. Cũng trong năm 2008, gần 8% sinh viên tốt nghiệp đại học là sinh viên nước ngoài (10 năm trước tỉ lệ này là 5%).
Tính đến năm 2008, hội viên của AUCC có 42.000 giáo sư giảng dạy. Năm 1976 tỉ số nữ giáo sư đại học là 1/7. Đến nay con số này đã tăng lên thành 1/3.
77.000 sinh viên ngoại quốc học toàn thời gian và 10.000 học bán thời gian đóng góp khoảng 6,5 tỉ đô-la vào nền kinh tế Canada. Đứng đầu bảng gởi sinh viên đến học tại Canada là các quốc gia Trung Quốc (15.000), Hoa Kỳ (7.400), Pháp (6.900), India (2.800), South Korea (2.600). [Trích Quick Facts, AUCC].
Một cách đơn giản đại học tại Canada có thể xếp vào 3 loại:
  • Đại học bậc cử nhân (Primary Undergraduate universities) là những đại học chú trọng về giáo dục bậc cử nhân và chỉ có một số ít chương trình cao học.
  • Đại học có chương trình cao học, tiến sĩ và nghiên cứu (Comprehensive universities) là những đại học có nhiều khoa ở bậc cử nhân cũng như có hoạt động nghiên cứu ở bậc cao học, tiến sĩ và những chương trình cấp bằng chuyên nghiệp (professional degrees)
  • Đại học tiến sĩ và y khoa (Medical Doctoral universities) là những đại học có rất nhiều khoa có chương trình tiến sĩ, hoạt động nghiên cứu năng động, và có trường y khoa.
Sau đây là bảng xếp hạng đại học Canada cuối năm 2009 do tạp chí MacLeans – tuần báo thời sự duy nhất của Canada. MacLeans bắt đầu xếp hạng đại học Canada mỗi năm từ năm 1991. Trong những cuộc xếp hạng hàng năm này, MacLeans dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau từ ngân sách chi dùng cho dịch vụ cho sinh viên, học bổng, thư viện, đến tỉ số sinh viên/giáo sư và mức ngân quỹ dùng cho việc khảo cứu do giáo sư của trường xin được, v.v…
Cũng trong những đánh giá hàng năm, tuần báo MacLeans không xét đến những đại học có dưới 1000 sinh viên theo học toàn thời gian, học những đại học có mục đích tôn giáo hay những sứ mệnh đặc biệt khác. MacLeans cũng không xếp hạng những đại học không là thành viên của Association of Universities and Colleges of Canada (AUCC).
  • Medical Doctoral Universities
    Trong hạng đại học này, trường McGill, dùng Anh ngữ trong chương trình giảng huấn, ở Montreal, Quebec đã đứng đầu bảng trong năm năm liên tiếp. McGill đạt được danh dự này một phần nhờ ở khả năng ban giảng huấn trong việc tìm được quỹ (từ chính phủ và tư nhân) dành cho nghiên cứu, và đoạt nhiều giải hàn lâm xuất sắc, phần khác do phẩm chất hàng đầu của sinh viên tốt nghiệp từ đại học này cũng như danh tiếng đã có từ trước. (Nguồn: MacLeans.ca)
  • Comprehensive UniversitiesTrong loại các đại học comprehensive tại Canada, trường Simon Fraser đã hai năm liền đứng đầu bảng. SFU hoạt động tại 3 khuôn viên ở Burnaby, Surrey và Vancouver thuộc tỉnh bang British Columbia. Lý do SFU được xem là đại học hàng đầu cũng tương tự như McGill, và thêm vào đó là ngân sách chi tiêu của thư viện để mua sách mới hàng năm cho sinh viên và giáo sư sử dụng.
    Tiếp theo là các đại học Victoria, Waterloo, Guelph, New Brunswick. (Nguồn: MacLeans.ca).
  • Primary Undergraduate Universities

    Ba năm liên tiếp đại học Mount Allison University đứng hàng đầu trong những đại học chú trọng về giáo dục ở bậc cử nhân. Đây là một đại học ở Sackville, một thị xã chỉ có trên 5000 dân nổi tiếng về nghề làm lò sưởi và bếp. Hiện nay Sackville ở tỉnh bang New Brunswick phát triển nhờ du lịch và sinh hoạt của trường Mount Allison.
    Giáo dục của các trường cao đẳng, học viện kỹ thuật để đào tạo chuyên viên trung cấp trong mọi ngành nghề dưới bậc cử nhân là một nhu cầu quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia. Tại Canada điểm quan trọng này thể hiện rõ rệt qua tỉ lệ gần gấp đôi (175/95) giữa các trường cao đẳng và các viện đại học cũng như số người có tay nghề hay tốt nghiệp các trường kỹ thuật với giới có bằng cấp bậc đại học.

Nguồn tham khảo:
(1) Higher education in Canada, http://en.wikipedia.org/wiki/Higher_education_in_Canada
(2) Association of Universities and Colleges of Canada, http://www.aucc.ca/can_uni/our_universities/index_e.html
(3) Council of Ministers of Education, Canada (CEMC), http://www.educationau-incanada.ca/index.aspx?lang=eng
(4) “Our 19th Annual Rankings”, Mary Dwyer, MacLeans.ca On Campus, November 5th, 2009, http://oncampus.macleans.ca/education/2009/11/05/our-19th-annual-rankings/
(5) “College Studen Survey 2010”, MacLeans.ca On Campus, http://oncampus.macleans.ca/education/college-student-surveys-2010/
(6) Statistics Canada, Census 2001 và Census 2006
(Cre: DCVOnline)