Đặt hẹn Luật sư
Định cư Mỹ
Định cư Canada
Định cư Châu Âu & Caribê

Đầu Tư Xây Dựng Trường Học Tại Mỹ Và Nhận Thẻ Xanh Thường Trú Mỹ Cho Cả Gia Đình

Nhận tin tức mới
Đầu Tư Xây Dựng Trường Học Tại Mỹ Và Nhận Thẻ Xanh Thường Trú Mỹ Cho Cả Gia Đình
17/06/2017
Dự án đầu tư EB5 – Đầu tư phát triển các trường bán công (Charter Schools) giúp mang lại thẻ Xanh Mỹ cho cả gia đình cũng như an tâm nhận hoàn vốn đầu tư 500,000 USD.
Mô hình trường bán công (Charter School)
Trường bán công Charter School là các trường cấp mẫu giáo, tiểu học và trung học được xây và quản lý bởi tư nhân nhưng được cấp vốn điều hành và quản lý giám sát bởi chính phủ.
Trường bán công đầu tiên được thành lập tại Mỹ năm 1991. Mục tiêu của mô hình là tăng cường hiệu quả của khối tư nhân đồng thời cân đối bởi việc giám sát và hỗ trợ vốn điều hành từ chính phủ nhằm tạo ra 1 mô hình giáo dục hiệu quả cho các cộng đồng cần thêm trường mới.
Tất cả các trường bán công miễn học phí và mở rộng cho tất cả học sinh trong nước. Dù quản lý tư nhân nhưng trường bán công được cấp ngân sách công từ chính quyền địa phương, chính quyền bang và chính quyền liên bang dựa trên số lượng học sinh ghi danh như các trường công lập. Các trường bán công cũng duy trì chất lượng giáo dục theo chuẩn của tiểu bang và liên bang.
Nhờ vào những thành công của mô hình các trường bán công, nhu cầu đăng ký học vào trường bán công từ học sinh và gia đình tăng nhanh ở nhiều nơi tại Mỹ.
Dữ liệu về trường bán công
Tính đến 2012, 5,600 trường bán công tại Mỹ đã ghi danh hơn 2,000 học sinh. Hơn 500 trường bán công mới được thành lập trong năm 2011-2012. Các trường bán công có tỷ lệ ghi danh tăng 13% chỉ trong 1 năm. Có hơn 600,000 học sinh ghi danh trong danh sách chờ tại các trường bán công. 59% các trường bán công đều có danh sách học sinh chờ được ghi danh vào năm 2016.
Do nhận thức những lợi thế của mô hình trường bán công Charter Shcool trong chất lượng giáo dục, các bậc cha mẹ ở Mỹ đang xếp hàng để ghi danh cho con cái của họ vào học trường bán công. Một nghiên cứu gần đây ước tính số lượng trẻ em trong danh sách chờ được vào học tại các trường bán công hơn 1,2 triệu học sinh.
Theo cô Jeanne Allen, Chủ tịch của Trung tâm Cải cách giáo dục, “… trung bình 239 trẻ em hiện đang chờ được để nhập học trên mỗi trường trong số 5.000 trường bán công ở Mỹ. Điều này cho thấy nhu cầu của các bậc cha mẹ dành cho trường bán công tăng hơn 21% vào năm ngoái. Kết quả là, nhu cầu về trường học bán công vượt qua mức cung và ước tính nhu cầu có thể lấp đầy thêm hơn  4.000 trường trên toàn quốc”.
Trong khi nhu cầu ngày càng tăng về các trường học bán công khiến việc đầu tư vào trường bán công khá ổn định, thì yêu cầu để tham gia đầu tư vào ngành này cực kỳ cao do sàng lọc nghiêm ngặt đơn thành lập trường học bán công và hạn mức mà chính phủ qui định số trường bán công được cấp cho mỗi tiểu bang.
(Cre: Kornova Tổng hợp)

Chương Trình Trình Độ Cao Liên Bang Xét Duyệt Nhanh Bắt Đầu Cho Thêm Điểm Cho Các Ứng Viên Có Anh Chị Em Ruột Ở Canada Và Cho Những Ứng Viên Có Kỹ Năng Tiếng Pháp Mạnh

Nhận tin tức mới
17/06/2017
Theo tin ngày 5 tháng 6 năm 2017 từ văn phòng chính phủ Markham (ở Ontario), các cải tiến cho hệ thống Xét duyệt nhanh có hiệu lực vào ngày 06/06/2017 sẽ giúp hỗ trợ việc hòa nhập cho các nhân viên lành nghề khi họ xây dựng cuộc sống mới tại Canada. Điều này mang lại lợi ích cho Canada vì những người mới đến có thể nhanh chóng đưa kỹ năng của mình vào sử dụng để giúp củng cố và phát triển nền kinh tế Canada.

Bắt đầu từ ngày 6 tháng 6, hệ thống điểm mới sẽ được cho những ứng viên có anh chị em ruột ở Canada. Các nghiên cứu cho thấy khi những người mới đến xây dựng một cuộc sống mới tại Canada, những người có anh chị em được hưởng lợi từ việc hội nhập tốt hơn vào xã hội Canada.

Những thay đổi khác trong hệ thống Xét duyệt nhanh bao gồm thêm điểm cho những ứng viên có kỹ năng tiếng Pháp mạnh, loại bỏ yêu cầu bắt buộc phải đăng ký với Ngân hàng việc làm và cách thức mới để xếp hạng các ứng cử viên trong cơ sở dữ liệu Xét duyệt nhanh.
Các chương trình được quản lý thông qua hệ thống Xét duyệt nhanh thu hút các lao động nước ngoài có tay nghề cao và cựu sinh viên quốc tế muốn sống ở Canada thường trú và những người có các kỹ năng mà nhà tuyển dụng trên khắp đất nước cần tìm kiếm để giúp xây dựng các doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế.

Năm 2016, gần 34.000 thư mời nộp đơn đã được phát hành cho các ứng viên.
Từ năm 2017, Bộ Di Trú, Tị Nạn và Quốc Tịch Canada (IRCC) đã tăng số lượng ứng viên được mời. Trong ba tháng đầu năm ngoái – 2016, có tổng cộng 9.465 thư mời phát hành, trong khi cho thời điểm này năm nay (tháng 05/2017) đa có tổng cộng 24.652 thư mời được phát hành, tăng hơn 160 phần trăm.

Kể từ khi triển khai chương trình Xét duyệt nhanh, Canada đã chào đón hơn 43.000 người nhập cư vào Canada thông qua hệ thống Xét duyệt nhanh. Gần 90,000 thư mời nộp đơn thường trú đã được phát hành trong thời gian đó với nhiều ứng đơn đang đợi quyết định phê duyệt hoặc đã nhận được xác nhận thường trú, nhưng chưa hoàn thành quá trình nhập cảnh Canada.
(Cre: CIC)

Lãi Suất Vay Mua Nhà Và Giá Nhà Trung Bình Canada

Nhận tin tức mới
Lãi Suất Vay Mua Nhà Và Giá Nhà Trung Bình Canada
17/06/2017
Việc mua nhà tại Canada cho các gia đình có thu nhập trung bình luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm và tìm hiểu. 
Sau đây là bản thống kê về lãi suất vay ngân hàng mua nhà và mức giá nhà trung bình ở Tại Canada từ năm 2016 đến nay.
Lãi suất vay mua nhà và giá nhà trung bình Canada
Lãi suất vay mua nhà và giá nhà trung bình Canada - 2
Lãi suất vay mua nhà và giá nhà trung bình Canada - 3

Du Học -Làm Việc – Định Cư Canada

Nhận tin tức mới
17/06/2017
Đối với các sinh viên đang và sắp du học tại đất nước lá phong Canada thì thời gian học tập rèn luyện tại đây chính là thời gian quý báu để các du học sinh tích lũy kinh nghiệm.
Tại Canada, sinh viên quốc tế và vợ/ chồng họ có thể đi làm bán thời gian/ toàn thời gian ( tuỳ chương trình học ví dụ chương trình Post Graduate).
Có thể nói, những công việc bạn làm khi còn là sinh viên có thể giúp bạn thiết lập các mối quan hệ nghề nghiệp cho tương lại và thậm chí còn giúp bạn có cơ hội nhập cư sau khi tốt nghiệp.
Để tìm hiểu các thông tin về việc học tập và làm việc tại Canada, hãy đọc thêm thông tin tại đây

(Cre: Fanpage Đại sứ quán Canada tại Việt Nam)

Các Ngân Hàng Canada Hỗ Trợ Người Mới Nhập Cư

Nhận tin tức mới
Các Ngân Hàng Canada Hỗ Trợ Người Mới Nhập Cư
17/06/2017
Canada đang cần thu hút những người nhập cư, vì thế hiện nay nhiều ngân hàng tại Canada có các chính sách hỗ trợ tối ưu cho người mới nhập cư.
Các ngân hàng lớn của Canada đều đang có chính sách hỗ trợ người mới nhập cư, cụ thể:
1. Ngân hàng Scotiabank tại Fredericton có nhân viên người Việt hỗ trợ người mới nhập cư cho các chính sách ưu đãi như:
  • Cấp thẻ tín dụng không cần lịch sử tín dụng và không cần thu nhập và được hoàn tiền mặt trên khoản chi dùng từ 1-4%
  • Tài khoản tiết kiệm lãi suất cao.
  • Chính sách tặng tiền mặt khi mở tài khoản giao dịch mới tại ngân hàng và miễn phí 1 năm phí dịch vụ tủ bảo an tại ngân hàng.
2. Ngân hàng RBC có chính sách hỗ trợ nhận tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc thế chấp ở Canada, tham khảo tại trang ngân hàng rbc.com/newcomers
3. Ngoài ra, đa số các ngân hàng khác tại Canada đều có:
  • Miển phí duy trì tài khoản:  Nhiều ngân hàng có chính sách miễn phí duy trì tài khoản. Hãy kiểm tra với các ngân hàng để nhận gói hỗ trợ này.
  • Lãi suất ưu đãi và cạnh tranh cho các gói sản phẩm khác nhau
  • Quyền mở và duy trì tài khoản khi mới đến
  • Bảo hiểm tiền gởi tại ngân hàng : trong trường hợp ngân hàng phá sản, tiền gởi tại tài khoản đồng Canada được bảo hiểm (ngân hàng phải là thành viên của Tập đoàn bảo hiểm tiền gởi Canada CDIC. Tất cả các ngân hàng tại Canada nhận tiền gởi từ khách hàng bán lẻ đều là thành viên)
  • Các công cụ tiết kiệm hiệu quả: Ngân hàng Canada có nhiều loại tài khoản tiết kiệm, bao gồm những tài khoản đăng ký phát triển bởi chính phủ Canada để khuyến khích tiết kiệm tránh thuế , ví dụ:
    • Gói Tiết Kiệm Hưu Trí (RRSPs) cho lao động về hưu
    • Gói Tiết Kiệm Học Vấn (RESPs) cho con em
    • Gói Tiết Kiệm Hỗ Trợ Người Khuyết Tật (RDSPs)
    • Gói Tiết Kiệm Thu Nhập Miễn Thuế (TFSAs)

(Kornova – Tư Vấn Định Cư Canada)

6 Điều Phải Biết Về Thuế Đối Với Công Dân Canada Có Thu Nhập Ở Nước Ngoài

Nhận tin tức mới
6 Điều Phải Biết Về Thuế Đối Với Công Dân Canada Có Thu Nhập Ở Nước Ngoài
17/06/2017

Công dân Canada có thể đi xa bất cứ đâu trên thế giới, nhưng không bao giờ quá xa để có thể tránh nghĩa vụ thuế. Một người dù đang làm việc trong một quán bar ở Paris, hoặc đang du ngoạn dài ngày, vẫn có thể phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập của công dân.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý để đảm bảo bạn không gặp phiền phức với các Cơ quan thuế vụ Canada khi bạn quay trở về nước sau chuyến du lịch, công tác …vì có thu nhập ở nước ngoài.

1. Canada có thể đánh thuế công dân dựa trên thu nhập trong nước và ở nước ngoài

“Công dân Canada phải nộp thuế thu nhập toàn cầu của họ cho chính phủ Canada bất kể họ có thu nhập ở nơi nào trên thế giới” Georgina Tollstam, một kế toán và đối tác với KPMG cho biết. Điều này đơn giản có nghĩa là nếu một công dân đang sinh sống, làm việc hoặc đi du lịch ở nước ngoài nhưng bạn vẫn được xem như cư dân tại Canada và vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho chính phủ liên bang. Vì vậy, trước khi khai thuế thu nhập nước ngoài cho chính phủ Canada, điều đầu tiên cần xác định là bạn còn duy trì cư trú thực tế hay không (Canada đánh thuế thu nhập cá nhân dựa trên hình thức “cư dân” chứ không phải “công dân”).

Cơ quan thuế vụ Canada xác định một người “thực sự cư trú” nếu họ duy trì “mối ràng buộc cần thiết” với Canada. Điều này có nghĩa là một công dân có thể tạm thời sống và làm việc ở nước ngoài, đi du lịch dài ngày khắp nơi… nhưng vẫn có nhà, có gia đình sinh sống tại Canada và có bằng lái xe Canada.

Để chấm dứt duy trì cư trú tại Canada, và ngừng nộp thuế cho chính phủ, bạn phải thực hiện quy trình xin chấm dứt (từ bỏ) quyền cư trú. Điều này có nghĩa là bạn phải không còn thường trú tại Canada, thay vào đó chuyển đến sinh sống, đem theo tài sản, và đem theo gia đình đến nơi ở mới nếu đã kết hôn.

Tollstam cho biết cơ quan thuế vụ áp dụng khoảng thời gian 24 tháng để xác định tình trạng không còn duy trì cư trú, nhưng đến nay khoảng thời gian này đã thay đổi. Bà cho rằng về cơ bản hiện nay chỉ cần xét tối thiểu 18 đến 24 tháng rời Canada là không còn duy trì cư trú.

2. Nơi bạn có thu nhập là nơi đầu tiên bạn phải thực hiện nghĩa vụ thuế

Chính phủ Canada sẽ bù thuế lợi tức cá nhân bạn đã nộp ở quốc gia nơi bạn có thu nhập.
Ví dụ, giả sử bạn làm việc ở Mỹ nhưng vẫn là công dân Canada, và bạn đã kiếm được 50,000 USD tại Mỹ. Nếu thuế lợi tức tính trên thu nhập đó ở Mỹ là 7,000 USD tiền thuế, và ở Canada là 10,000 CAD tiền thuế thì khi nộp thuế cho Canada, chính phủ sẽ bù thuế lợi tức $7,000 cho khoản thuế bạn đã phải trả ở Mỹ.“Đôi khi bạn sẽ phải trả thuế hai lần, nhưng chắc  chắn bạn không bị trả gấp đôi trên cùng một khoản thuế”, bà Tollstam phát biểu.

 Tờ khai thuế T1, Canada

3. Trường hợp trả thuế gấp đôi

Điều này chỉ xảy đến khi bạn khai thuế thu nhập ở một quốc gia không có hiệp định về thuế với Canada. Hiệp định thuế giữa Canada và một số quốc gia khác giúp bảo vệ công dân Canada không phải trả thuế gấp đôi trên cùng một khoản thuế. Tuy nhiên, một số quốc gia không nằm trong hiệp định có thể không rạch ròi khi đánh thuế thu nhập của công dân nước ngoài.

4. Bạn vẫn phải nộp tờ khai thuế cho Canada ngay cả khi mức thuế suất ở nước ngoài cao hơn

Nếu thuế suất ở nước ngoài cao hơn Canada, bạn sẽ không phải trả thuế cho Canada trên khoản thu nhập đó nữa.

“Nhưng bạn vẫn sẽ phải nộp tờ khai và cho biết rằng bạn đã có khoản thu nhập đó và phải chứng minh được bạn đã trả thuế cho nước sở tại. Cơ quan thuế vụ Canada yêu cầu phải thấy được chứng cứ nộp thuế rõ ràng” bà Tollstam cho biết.

5. Công dân nước ngoài tại Canada vẫn bị đánh thuế nếu họ có thu nhập tại Canada

Canada vẫn đánh thuế thu nhập đối với công dân nước ngoài đến việc làm tại Canada.
Bà Tollstam ví dụ: “Một người Phần Lan đến sống và việc làm Canada trong ba tháng sẽ vẫn phải chịu thuế thu nhập trong khoảng thời gian ba tháng đó, chứ không được miễn vì họ là công dân nước ngoài”.

Công dân nước ngoài không duy trì tình trạng cư trú có thể dễ dàng chấm dứt việc kê khai thuế sau khi họ về nước. Nhưng công dân Canada cho dù không duy trì tình trạng cư trú mà có thu nhập định kỳ hay đầu tư tạo ra cổ tức tại quê nhà cũng sẽ phải chịu thuế. Thu nhập này thường bị đánh thuế theo tỷ suất mặt bằng chung.

6. Quy định thuế đối với công dân Mỹ

Không giống như các phương thức thực tế mà Canada dùng để xác định tình trạng cư trú, các cơ quan thuế vụ Mỹ đánh thuế các công dân không duy trì cư trú tại Mỹ dựa vào công thức rất máy móc như sau: cộng tất cả những ngày bạn đã sống tại Mỹ trong năm hiện tại, cộng một phần ba số ngày lưu trú trong năm ngoái, và thêm một phần sáu số ngày của năm trước đó nữa. Nếu tổng của những ngày vượt quá 183, bạn được coi là một cư dân của Mỹ.

Nhưng cách áp thuế này vẫn khó áp dụng toàn diện vì một người hoàn toàn có thể lựa chọn “kết nối mật thiết” với Mỹ hay không, theo bà Tollstam, “Một người hoàn toàn có thể lựa chọn cư trú dài ngày hơn ở quốc gia khác thay vì Mỹ để tránh bị áp luật thuế dành cho cư dân”.

Nguồn thông tin từ Cơ quan thuế vụ Canada
Cơ quan thuế vụ Canada cung cấp rất nhiều thông tin về thuế cho người dân Canada sinh sống hoặc làm việc ở nước ngoài trên trang web của họ:
Có thể sử dụng đường link trực tiếp hoặc khai form gửi chính phủ để được xác định bạn còn duy trì tình trạng cư trú hay không.
Nếu bạn ở tình trạng di cư và không còn duy trì cư trú thực tế, hãy kiểm tra Luật thuế thu nhập dành cho người di cư.
Đường link trực tiếp từ trương mục Hoàn thuế thu nhập nước ngoài của Cơ quan thuế vụ Canda sẽ cung cấp thông tin về chính sách và đối tượng hoàn thuế.
Các cơ quan thuế vụ Canada cũng nêu rõ nghĩa vụ thuế áp dụng cho cư dân Canada đến sống làm việc tại Mỹ trong thời gian dài.
Công dân Canda cũng nên tìm hiểu về hiệp ước thuế giữa chính phủ Canada và các nước khác để tránh bị đánh thuế hai lần trên cùng một khoản thu nhập.

(Cre: CBC)