Đặt hẹn Luật sư
Định cư Mỹ
Định cư Canada
Định cư Châu Âu & Caribê

Chính Quyền Tạm Thời Của Tỉnh Bang Manitoba Đối Mặt Với Các Thắc Mắc Về Vấn Đề Nhập Cư

Nhận tin tức mới
Chính Quyền Tạm Thời Của Tỉnh Bang Manitoba Đối Mặt Với Các Thắc Mắc Về Vấn Đề Nhập Cư
16/06/2016

Hồi đầu tháng này, ông Ian Wishart tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo và đồng thời là bộ trưởng chịu trách nhiệm về việc nhập cư của tỉnh Manitoba.

Chương trình di trú là một trong các nhánh chính thúc đẩy tăng trưởng dân số lớn nhất của bang. Khi nhậm chức, bộ trưởng Wishart sẽ phải đối mặt với các vấn đề: chính quyền Manitoba có nên thu phí xét duyệt chương trình di trú để bù vào thiếu hụt ngân sách? Nên giữ trọng tâm chương trình ưu tiên cho doanh nghiệp, doanh nhân và đơn vị tuyển dụng lao động, hay nên tập trung vào muc đích đoàn tụ gia đình?

Chính quyền Manitoba có nên thu phí chương trình di trú?

Kể từ khi chương trình đề cử tỉnh Manitoba được bắt đầu vào những năm 1990, chính quyền Manitoba đã xét duyệt các hồ sơ xin nhập cư vào tỉnh bang miễn phí. Các phí tổn cho hoạt động xét duyệt và xử lý hồ sơ nhập cư được trích từ ngân sách thuế của bang.

Để xử lý hạn ngạch 5.500 hồ sơ nhập cư Manitoba được phép cho mỗi năm, chính quyền tỉnh bang phải thuê đội ngũ nhân viên chuyên trách,  thiết lập và duy trì hệ thống công nghệ thông tin,  các chi phí văn phòng khác. Ai nên phải trả những chi phí này – người dân nộp thuế cho bang Manitoba hay những người muốn di cư đến Canada?

Từ khi Manitoba tổ chức lại hệ thống xét duyệt hồ sơ di trú, hơn 99 % hồ sơ xin nhập cư vào tỉnh bang được phê duyệt và ra thư bảo trợ. Với tỷ lệ chấp thuận cao như vậy, việc nộp hồ sơ di trú vào bang Manitoba gần như được đảm bảo khả năng được đề cử.

Khi chính quyền bắt đầu vật lộn với thâm hụt ngân sách, mối quan tâm nhất vẫn là: có nên thu phí các hồ sơ di trú cho chương trình xét duyệt gần như được chấp thuận tuyệt đối?

Chính phủ Manitoba sẽ tập trung ưu tiên nhánh di trú lao động lành nghề hay nhánh đoàn tụ gia đình?

Hệ thống nhập cư Manitoba được chia thành hai nhánh chính. Nhánh lao động lành nghề tập trung vào cá nhân làm việc tại Manitoba như lao động nước ngoài tạm thời được tuyển dụng bởi các doanh nghiệp địa phương. Nhánh này hầu như chỉ dành cho những người chưa bao giờ làm việc, học tập ở tỉnh bang nhưng có thân nhân hoặc gia đình tại Manitoba.

Trong năm qua, khoảng hai phần ba hồ sơ được tỉnh bang đề cử thuộc nhóm lao động nước ngoài lành nghề. Trong số này, chỉ có một số ít hồ sơ có Thư mời làm việc từ đơn vị tuyển dụng địa phương trước khi nhập cư vào tỉnh bang.

Nếu chính quyền tỉnh bang quyết định tập trung vào nguồn nhân lực thông qua chương trình lao động lành nghề, nhà tuyển dụng đồng thời được trao cho một vai trò lớn trong việc tuyển dụng lao động tương lai. Lợi thế của định hướng này là những người nhập cư hầu như được đảm bảo có Thư mời làm việc và cơ hội làm việc thực sự.

Nếu chính quyền tập trung vào yếu tố đoàn tụ gia đình thông qua chương trình lao động lành nghề, hầu hết những người nhập cư sẽ không cần phải có Thư mời làm việc mà đa phần sẽ được gia đình, thân nhân sinh sống tại tỉnh bang hỗ trợ trong thời gian đầu nhập cư chưa kiếm được việc làm.

Chính quyền tỉnh bang Manitoba nên tập trung vào việc hỗ trợ nguồn nhân lực đang thiếu hụt cho doanh nghiệp địa phương trong bối cảnh kinh tế hiện tại, hay nên tập trung hỗ trợ đoàn tụ gia đình cho cộng đồng người dân nhập cư tại tỉnh bang đã nhiều năm nay?

Chính quyền Manitoba sẽ cho mở rộng chương trình di trú bằng hình thức đầu tư kinh doanh?

Ngoài chương trình lao động lành nghề tại chỗ và lao động lành nghề nước ngoài, chính quyền Manitoba cũng dành ra một chương trình riêng cho các doanh nhân để đầu tư và định cư tại tỉnh bang.

Tháng năm vừa qua, chương trình di trú bằng hình thức đầu tư kinh doanh đã được điều chỉnh lại. Trong năm 2016, tỉnh bang cho phép nhận 200 hồ sơ nhập cư bằng hình thức đầu tư kinh doanh. Con số này chiếm khoảng ba phần trăm trên tổng số hạn ngạch thư đề cử mà chính quyền bang được phép cấp hàng năm.

Liệu việc đẩy mạnh thu hút doanh nhân đến kinh doanh và tạo việc làm tại tỉnh bang có làm gia tăng số lượng doanh nhân nhập cư hay không?

Và nếu doanh nhân nhập cư tăng, liệu có làm giảm số lượng nhập cư theo nhánh lao động lành nghề hoặc đoàn tụ gia đình không?

Chính quyền Manitoba sẽ nới lỏng chính sách nhập cư cho đối tượng lao động tự do?

Tách biệt với nhánh di trú bằng hình thức đầu tư kinh doanh, hệ thống di trú hiện tại không cho phép đối tượng lao động tự do nhập cư vào tỉnh bang mà không đáp ứng đủ các tiêu chí của chương trình di trú bằng hình thức kinh doanh. Theo yêu cầu chương trình, cá nhân phải có tài sản ròng tối thiểu là 350,000 CAD và phải đầu tư vốn kinh doanh tối thiểu 150,000 CAD tại tỉnh bang.

Các hình thức doanh nghiệp nhỏ hơn, công ty khởi nghiệp và doanh nhân trẻ tuổi có thể bị ảnh hưởng trực tiếp do không thỏa điều kiện chương trình. Reis Pagtakhan – luật sư di trú cho biết: “Trong thực tế có một số sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp muốn kinh doanh, nhưng không thể vì không có quyền thường trú nhân. Trong một số trường hợp, họ phải chấp nhận xin làm các công việc tay chân để được ở lại và nhập cư trở thành thường trú nhân, sau đó bỏ việc và bắt đầu kinh doanh như nguyện vọng ban đầu. Tôi thiết nghĩ tỉnh bang nên tìm ra cách nào đó hợp lý hơn để thu hút và tạo điều kiện cho những người trẻ có cơ hội nhập cư và góp phần phát triển kinh doanh tại tỉnh bang”.

(Cre: Luật sư di trú Reis Pagtakhan, tin từ đài CBC)